Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm mỗi nhóm.
Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?
Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận những chất này theo con đường nào khác không?
Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ " Nhai kĩ no lâu".
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn lại những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp?
Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
Những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non?
Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể như thế nào?
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì?
Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?
Thử nhớ lại xem quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi những tác nhân có hại nào và mức độ tác hại tới đâu đối với hệ tiêu hóa, rồi liệt kê vào bảng 30-2.
Bảng 30-2. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của bản thân em
Năm | Tác nhân gây hại | Mức độ ảnh hưởng |
Trong các thói quen án uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
Nêu sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá?
Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào?
Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thế nào?
Các hoạt động của quá trình tiêu hoá có mối liên quan với nhau như thê nào?
Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào?
Các biến đổi lí học của thức ăn trong ống tiêu hoá đã diễn ra như thế nào?
Các biến đổi hoá học của thức ăn trong ống tiêu hoá đã diễn ra như thế nào?
Hoạt động hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra như thế nào?
Hệ tiêu hoá có thể bị tổn thương và hoạt động tiêu hoá có thể kém hiệu quả bởi các tác nhân như thế nào?
Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả?
Tiêu hoá thức ăn gồm những quá trình biến đổi nào?
A. Biến đổi hoá học
B. Biến đổi lí học.
C. Hấp thụ các chất
D. Cả A và B.
Các chất hữu cơ trong thức ăn được phân cắt thành những phân tử nhỏ hơn nhờ
A. Enzim trong tế bào biến đổi
B. Răng nghiền nát thức ăn.
C. Dạ dày co bóp
D. Hoạt động tiêu hoá thức ăn.
Quá trình tiêu hoá thức ăn được thực hiện nhờ
A. Ống tiêu hoá. B. Hệ cơ.
C. Tuyến tiêu hoá. D. Cả A và C
Chức năng nào sau đây không phải là của hệ tiêu hoá?
A. Thuỷ phân thức ăn.
B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. Tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
D. Thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ.
Ở dạ dày, sự biến đổi lí học có sự tham gia của
A. Sự tiết dịch vị
B. Enzim pepsin.
C. Sự co bóp của dạ dày
D. Cả A và C.
Ở dạ dày, sự biến đổi hoá học có sự tham gia của
A. Sự tiết dịch vị
B. Enzim pepsin.
C. Dạ dày
D. Cả A và B.
Ở dạ dày, sự biến đổi lí học có tác dụng:
A. Hoà loãng thức ăn.
B. Phân cắt prôtêin thành các chất đơn giản.
C. Nghiền, bóp, nhào trộn thức ăn.
D. Cả A và C.
Ở dạ dày, sự biến đổi hoá học có tác dụng
A. Hoà loãng thức ăn.
B. Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn.
C. Đảo trộn thức ăn.
D. Cả A và C.
Ở khoang miệng, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động
A. Nhai, nghiền, biến đổi tinh bột.
B. Co bóp của dạ dày, biến đổi prôtêin.
C. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic.
D. Nhũ tương hoá lipit nhờ dịch mật do gan tiết ra.
Ở dạ dày, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động
A. Nhai, nghiền, biến đổi tinh bột.
B. Co bóp của dạ dày, biến đổi prôtêin.
C. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic.
D. Nhũ tương hoá lipit nhờ dịch mật do gan tiết ra.
Ở ruột non, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động
A. Co bóp của dạ dày, biến đổi prôtêin.
B. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic.
C. Nhũ tương hoá lipit nhờ dịch mật do gan tiết ra.
D. Cả B và C.
Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá là
A. Các vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh.
B. Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.
C. Ăn uống không đúng cách, thiếu vệ sinh.
D. Cả A, B và C.
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và giúp tiêu hoá có hiệu quả là
A. Ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần hợp lí.
B. Ăn uống đúng cách, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
C. Chế độ hợp lí.
D. Cả A và B.
Mục tiêu của việc bảo vệ hệ tiêu hoá là
A. Có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động tiêu hoá có hiệu quả.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần hợp lí.
C. Ăn uống đúng cách, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
D. Chế độ hợp lí.
Dạ dày có cấu tạo
A. Gồm 3 lớp niêm mạc
B. Gồm 3 lớp cơ.
C. Gồm 2 lớp niêm mạc
D. Gồm 1 lớp niêm mạc.
Lớp niêm mạc dạ dày có đặc điểm
A. Gồm 3 lớp cơ
B. Gồm 4 lớp cơ bản.
C. Gồm nhiều tuyến tiết dịch vị
D. Gồm 1 lớp niêm mạc.
Quá trình tiêu hoá nhờ hoạt động của các cơ quan trong ...(1)... và các tuyến tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động: ...(2)..., đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, ...(3)..., thải phân.
A. hấp thụ các chất dinh dưỡng
B. ống tiêu hoá
C. ăn uống
Ăn uống không đúng cách sẽ làm cho ...(1)... kém hiệu quả, các cơ quan tiêu hoá ...(2)... Giun sán có thể ...(3)...
A. viêm loét
B. gây tắc ruột
C. hoạt động tiêu hoá
D. các tuyến tiêu hoá
Khẩu phần ăn không hợp lí làm cho ...(1)... có thể bị xơ cứng, ...(2)... bị rối loạn nên hiệu quả kém.
A. bị viêm loét
B. gây tắc ruột
C. hoạt động tiêu hoá
D. các cơ quan tiêu hoá
Tinh bột có thể phân giải thành ...(1)... và tạo sản phẩm cuối cùng là ...(2)... Prôtêin có thể được phân giải thành ...(3)... và tạo sản phẩm cuối cùng là ...(4)...
A. đường đơn
B. đường đôi
C. gluxit
D. chuỗi peptit
E. axit amin
Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
1. Biến đổi hóa học trong khoang miệng. 2. Biến đổi hóa học ở dạ dày. 3. Biến đổi hóa học ở ruột non |
A. Biến đổi tinh bột → đường đơn; prôtêin → axit amin; lipit → axit béo+ glixêrin ; nuclêic → nuclêôtit và các thành phần cấu tạo của nuclêôtit. B. Biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ. C. Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin. |
1... 2... 3 |
Câu nào đúng ghi Đ và cáu nào sai ghi S vào ô trống:
Câu | Đúng | Sai |
1. Hoạt động tiêu hoá thực chất là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được. | ||
2. Quá trình tiêu hoá chỉ được thực hiện nhờ các tuyến tiêu hoá. | ||
3. Tinh bột được biến đổi thành glucôzơ là nhờ hoạt động của răng. | ||
4. Thức ăn được đẩy xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi. | ||
5. Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn nhờ biến đổi cơ học và hoá học. Trong đó, biến đổi hoá-học là quan trọng. |
Đánh dấu X vào ô thích hợp:
Khoang miệng | Dạ dày | Ruột non | |
Thức ăn bị cắt, nghiền nhỏ, nhào trộn dịch vị. | |||
Thức ăn bị cắt nhỏ và tẩm nước bọt. | |||
Nơi thức ăn được tiêu hoá về mặt hoá học quan trọng nhất. |
Đánh dấu X vào ô thích hợp:
Các chất | Các chất trong thức ăn | Các chất hấp thụ được |
Prôtêin | ||
Axit béo | ||
Glixêrin | ||
Gluxit | ||
Lipit | ||
Đường đơn | ||
Axit amin | ||
Muối khoáng | ||
Nước và vitamin |
Copyright © 2021 HOCTAP247