Kẻ lại bảng và điền những nội dung thích hợp vào ô trống:
Phép chiếu hình | Thể hiện trên bản đồ | |||
Các kinh tuyến | Các vĩ tuyến | Khu vực chính xác | Khu vực kém chính xác | |
Hình nón đứng | ||||
Hình trụ đứng |
Hãy cho biết phép chiếu đồ thường dùng để vẽ bản đồ ở khu vực nào?
Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 (SGK trang 10) được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?
Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa?
Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày?
Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào?
Điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Tên phương pháp |
Đôi tượng biểu hiện |
Nội dung biểu hiện của đối tượng |
Phương pháp kí hiệu |
|
|
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động |
|
|
Phương pháp chấm điểm |
|
|
Phương pháp bản đồ - biểu đồ |
|
|
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp:
Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu “hình tam giác”, đây là dạng kí hiệu nào?
A. Kí hiệu lập thể.
B. Kí hiệu tượng hình.
C. Kí hiệu chữ.
D. Kí hiệu hình học.
Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng
A. các mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau.
B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.
C. các mũi tên có đường nét khác nhau.
D. cả 3 cách trên.
Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng
A. phương pháp kí hiệu.
B. phương pháp đường chuyển động.
C. phương pháp bản đồ-biểu đồ.
D. phương pháp khoanh vùng.
Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng
A. các mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau.
B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.
C. các mũi tên có đường nét khác nhau.
D. cả 3 cách trên.
Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng
A. phương pháp kí hiệu.
B. phương pháp đường chuyển động.
C. phương pháp bản đồ-biểu đồ.
D. phương pháp khoanh vùng.
Cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. Nêu ví dụ.
a) Vai trò của bản đồ trong học tập
Ví dụ:
b) Vai trò của bản đồ trong đời sống
Ví dụ:
Cho biết ý nào dưới đây là không đúng.
A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.
Để biết được ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ, cần
A. tìm xem trên bản đồ có các loại kí hiệu nào.
B. tìm hiểu xem nội dung chính mà bản đồ thể hiện là gì.
C. tìm hiểu ý nghĩa của màu sắc thể hiện trên bản đồ.
D. đọc bảng chú của bản đồ.
Dựa vào tỉ lệ của bản đồ, người ta có thể biết được
A. bản đồ đó lớn hay nhỏ.
B. khoảng cách trên thực địa lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách trên bản đồ.
C. bản đồ biểu hiện được nhiều hay ít đối tượng địa lí.
D. tất cả các nội dung trên.
Vì sao trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ?
Các câu dưới đây đúng hay sai?
a) Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.
O Đúng. O Sai.
b) Phía trên của bản đồ bao giờ cũng là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Nam.
O Đúng. O Sai.
c) Qua bản đồ, có thể biết được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
O Đúng. O Sai.
Đọc bản đồ dưới đây và cho biết:
Bản đồ thể hiện những nội dung chính nào?
Dựa vào bản đồ có thể thấy các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào bản đồ có thể thấy nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta thuộc vùng kinh tế
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Dựa vào bản đồ có thể thấy các nhà máy nhiệt điện vào loại lớn nhất nước ta là
A. Na Dương và Ninh Bình.
B. Phả Lại và Bà Rịa.
C. Phú Mỹ và Thủ Đức.
D. Phả Lại và Phú Mỹ.
Đọc bản đồ dưới đây và cho biết:
Cho biết bản đồ thể hiện những nội dung chính nào?
Dựa vào bản đồ, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm
A. chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. miền Bắc và miền Nam có bão sớm còn miền Trung bão muộn.
D. miền Trung có bão sớm còn miền Bắc và miền Nam có bão muộn.
Dựa vào bản đồ cho biết tần suất bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây.
A. Bão đổ bộ vào ven biển Bắc Bộ có tần suất lớn nhất cả nước.
B. Bão đổ vào ven biển Bắc Trung Bộ có tần suất lớn nhất cả nước.
C. Bão đổ vào Duyên hải Nam Trung Bộ có tần suất lớn nhất cả nước.
D. Bão đổ vào ven biển Nam Bộ có tần suất lớn nhất cả nước.
Dựa vào bản đồ, cho biết gió Tây khô nóng tập trung hoạt động ở khu vực nào.
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào bản đồ, cho biết tháng 7 hướng gió nào có tần suất lớn nhất thổi vào Hà Nội
A. Gió Đông.
B. Gió Tây.
C. Gió Đông Nam.
D. Gió Tây Nam.
Đọc bản đồ dưới đây và cho biết:
Cho biết bản đồ thể hiện những nội dung chính nào?
Dựa vào bản đồ, cho biết dân cư châu Á tập trung chủ yếu ở các khu vực nào.
A. Trung tâm châu Á.
B. Tây Á và Tây Nam Á.
C. Bắc Á và Đông Bắc Á.
D. Đông Á và Nam Á.
Dựa vào bản đồ, có thể thấy các đô thị trên 8 triệu dân của châu Á tập trung nhiều nhất ở
A. Vùng biển ven Đông Á.
B. Vùng biển ven Đông Nam Á.
C. Vùng biển ven Nam Á.
D. Vùng trung tâm châu Á.
Hãy nêu tên và đặc điểm của các phép chiếu hình bản đồ theo các hình dưới đây.
Căn cứ vào hình dạng của mạng lưới kinh tuyến và vĩ tuyến (lưới chiếu) ở các hình dưới đây, em hãy xác định tên của các phép chiếu hình bản đồ. Nêu đặc điểm của mạng lưới kinh tuyến và vĩ tuyến của các phép chiếu hình đó.
Hãy nêu sự khác nhau về cơ sở chiếu và đặc điểm của mạng lưới kinh, vĩ tuyến theo 3 phép chiếu: Phương vị đứng, phương vị ngang và phương vị nghiêng. (Dùng cho chương trình nâng cao).
Trong các phép chiếu phương vị đứng, hình trụ đứng và hình nón đứng thì khu vực nào của Địa Cầu chính xác và khu vực nào kém chính xác? Các phép chiếu này thường được dùng để vẽ bản đồ các khu vực nào, các nước có hình dạng như thế nào?
Trong phép chiếu hình trụ ngang dưới đây, em hãy cho biết hình trụ tiếp xúc với đường kinh tuyến hay đường vĩ tuyến? Trong phép chiếu này đường kinh tuyến nào là chính xác? Để vẽ lãnh thổ Việt Nam phần đất liền nếu dùng phép chiếu này có tốt không? Tại sao? (Dùng cho chương trình nâng cao).
Kí hiệu bản đồ có khả năng biểu hiện được những đặc tính nào dưới đây của các đối tượng và hiện tượng địa lí:
Đánh dấu X vào các ô trống mà kí hiệu bản đồ có khả năng biểu hiện được:
▭ | Vị trí địa lí | ▭ | Cấu trúc |
▭ | Số lượng (quy mô) | ▭ | Sự phát triển của đối tượng |
▭ | Chất lượng |
Kí hiệu bản đồ có khả năng biểu hiện được đặc tính số lượng (quy mô) và chất lượng của hiện tượng bằng cách nào? (Dùng cho chương trình nâng cao).
Dựa vào lược đồ Công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm ở trang sau, em hãy cho biết:
* Các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm được biểu hiện bằng phương pháp gì? Tại sao? Hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô sản xuất lớn nhất.
* Phương pháp này có khả năng biểu hiện về đặc tính số lượng (quy mô) của các trung tâm và các điểm công nghiệp không? Nếu có thì biểu hiện bằng hình thức nào? (Dùng cho chương trình nâng cao)
* Biểu hiện các ngành công nghiệp bằng các loại hình kí hiệu nào?
Quan sát và tìm hiểu kĩ lược đồ dưới đây, em hãy cho biết:
* Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh được biểu hiện bằng phương pháp gì?
* Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh được thể hiện bằng phương pháp gì?
* Hãy tính giá trị sản xuất lâm nghiệp, sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh (dùng cho chương trình nâng cao).
Copyright © 2021 HOCTAP247