Trang chủ Lớp 12 Địa lý Lớp 12 SGK Cũ Đặc Điểm Chung Của Tự Nhiên

Đặc Điểm Chung Của Tự Nhiên

Đặc Điểm Chung Của Tự Nhiên

Lý thuyết Bài tập

Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?

Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

Nêu khái quát về Biển Đông?

Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?

Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?

Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích?

 

Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?

Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?

Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?

Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?

Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên?

Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên?

Điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau?

Câu 1 trang 55 SGK Địa lý 12

Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền?

Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta

Biểu hiện

 

 

 

 

 

 

 

Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. đồng bằng.               

B. đồi núi thấp.

C. núi trung bình.           

D. núi cao. 

Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, có sự phân bậc rõ rệt và

A. thấp dần từ bắc xuống nam.

B. thấp dần từ tây sang đông.

C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. 

Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc-nam và hướng vòng cung.

B. hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

C. hướng đông-tây và hướng vòng cung.

D. hướng đông bắc-tây nam và hướng vòng cung. 

Biểu hiện rõ rệt của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng,…

B. sự phân hóa rõ rệt theo độ cao với nhiều bậc địa hình.

C. cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: tây bắc, đông nam  và vòng cung.

D. sự xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. 

Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ. 

Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

A. rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

B. rìa phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long.

C. rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.

D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.                 

B. Ngọc Linh.

C. Lang Bian.                     

D. Bà Đen. 

Hãy so sánh địa hình của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc bằng cách hoàn thành nội dung của bảng sau:

Tiêu chí

 

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Giống nhau

 

Khác nhau

Phạm vi

 

 

Độ cao

 

 

Hướng địa hình

 

 

 

Hoàn thành bảng dưới đây để nêu rõ đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

Tiêu chí

Đặc điểm địa hình vùng núi

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi

   

Độ cao

   

Hướng địa hình

   

Độ nghiêng

   
 

Nước ta có hai đồng bằng châu thổ sông, đó là:

A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình.

B. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai.

C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

D. đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu. 

Đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do

A. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển.

B. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.

C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng.

D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt. 

Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do

A. biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành.

B. sông bồi đắp phù sa là chủ yếu.

C. sự can thiệp của bàn tay con người.

D. sự biến đổi của khí hậu. 

Thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm.

B. chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ.

C. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn.

D. chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhỏ. 

Thiên tai nào dưới đây thường không xảy ra ở khu vực đồi núi?

A. lũ nguồn, lũ quét.

B. triều cường, lũ lụt.

C. động đất, trượt lở đất.

D. sương muối, rét hại. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Bắc.                    B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.              D. Tây Nguyên. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết mỏ khoáng sản nào dưới đây không phải mỏ than đá.

A. Vàng Danh.              B. Quỳnh Nhai.

C. Phong Thổ.              D. Nông Sơn. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh tương ứng) của các loại khoáng sản:

- Than đá: .................................................

- Sắt: ....................................................

- Bô-xit: ....................................................

- Thiếc: .................................................... 

Cho biết những hậu quả của việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở vùng đồi núi nước ta. 

Hãy nêu một số giải pháp nhằm khai thác tối ưu các thế mạnh của khu vực đồi núi ở nước ta. 

Nhận định nào không đúng về thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng nước ta?

A. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp.

B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. Các thiên tai như bão, lũ lụt , hạn hán,…thường xảy ra.

D. Có nguồn lợi về thủy sản, không có nguồn lợi về khoáng sản và lâm sản. 

Đặc điểm nào dưới đây là của Biển Đông?

A. Là một biển nhỏ trong các biển ở thái bình dương.

B. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.

C. Phía đông và đông nam mở ra Đại Tây Dương.

D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 

Ảnh hưởng lớn nhất của Biển Đông đến khí hậu nước ta là

A. mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.

B. làm cho khí hậu mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

C. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.

D. làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. 

Hoàn thành bảng:

Tài nguyên

Biểu hiện của sự giàu có, đa dạng

Giá trị

a) Khoáng sản

- Dầu khí

- Muối

 

 

 

 

b) Hải sản

 

 

 

Đối với dân cư vùng ven biển, nguồn tài nguyên có ý nghĩa lớn nhất, liên quan trực tiếp tới đời sống là

A. tài nguyên du lịch biển.

B. tài nguyên khoáng sản.

C. tài nguyên hải sản.

D. tài nguyên sức gió. 

Loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và giá trị nhất ở Biển Đông là

A. muối.                              B. dầu khí.

C. cát trắng.                        D. vàng. 

Hoàn thành bảng sau để nêu đc các thiên tai thường xảy ra ở vùng biển nước ta:

Thiên tai

Khu vực ảnh ưởng nhiều nhất

Hậu quả

Bão

 

 

Sạt lở bờ biển

 

 

Cát bay

 

 

 

Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí

A. nước ta nằm ở phía đông nam của châu Á.

B. nước ta nằm ven Biển Đông.

C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

D. nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió mùa châu Á. 

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở

A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. lượng mưa trong năm lớn.

C. sự phân mùa rõ rệt.

D. nhiệt độ quanh năm cao, số giờ nắng nhiều. 

Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500-2000mm/năm, nguyên nhân chính là do

A. hoạt động của Tín phong.

B. nằm gần chí tuyến.

C. sự phân mùa rõ rệt.

D. nhiệt độ quanh năm cao, số giờ nắng nhiều. 

Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa Đông Bắc.

B. Tín phong.

C. gió mùa Tây Nam.

D. gió mùa Đông Nam. 

Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. đồng bằng sông Hồng.

B. vùng núi Tây Bắc.

C. vùng núi Đông Bắc.

D. vùng núi Trường Sơn Bắc. 

Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu tác động lớn nhất của gió Tây khô nóng.

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên. 

Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta.

A. ven biển Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc.

D. ven biển cực Nam Trung Bộ. 

Dựa vào kiến thức đã học trong bài, hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí

Gió mùa mùa đông

Gió mùa mùa hạ

Nguồn gốc

 

 

Thời gian hoạt động

 

 

Hướng gió chủ yếu

 

 

Phạm vi hoạt dộng

 

 

Hệ quả

 

 

 

Dựa vào bảng số liệu sau:

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I

(°C)

Nhiệt độ trung bình tháng VII

(°C)

Nhiệt độ trung bình năm

(°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

TP.HỒ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

a) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

b) Giải thích:

- Tại sao nhiệt độ trung bình năm lại tăng dần từ Bắc vào Nam?

- Tại sao nhiệt độ trung bình tháng I ở các địa điểm lại chênh lệch ít hơn nhiệt độ trung bình tháng VII? 

Dựa vào bảng số liệu sau:

Địa điểm

Lượng mưa

(mm)

Lượng bốc hơi

(mm)

Cân bằng ẩm

(mm)

Hà Nội

1667

989

+678

Huế

2868

1000

+1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

Hãy cho biết:

- Điểm giống nhau của 3 địa điểm trên về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm.

- Hãy sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên và giải thích nguyên nhân tại sao có sự khác biệt đó.

+ Về lượng mưa:

+ Về lượng bốc hơi:

+ Về cân bằng ẩm:

+ Nguyên nhân: 

Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là

A. sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. sông ngòi nhiều nước.

D. chế độ nước sông theo mùa. 

Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta không thể hiện được tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Các sông ngắn, hàm lượng phù sa ít. 

Chế độ nước sông theo mùa là do

A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.

B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.

C. 60% lượng nước sông ngòi là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.

D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa. 

Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. đất phèn, đất mặn.

B. đất feralit.

C. đất cát và đất pha cát.

D. đất phù sa ngọt. 

Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng

A. núi cao.

B. đồi núi thấp.

C. đồng bằng ven biển.

D. đồng bằng châu thổ. 

Màu đỏ vàng của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta là do

A. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất ba dơ.

B. tích tụ nhiều oxit sắt và oxit nhôm.

C. nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.

D. lượng phù sa trong đất lớn. 

Ở nước ta hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. rừng gió mùa thường xanh.

B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. rừng thưa khô rụng lá. 

Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là

A. tháng 11, tháng 8, tháng 10.

B. tháng 10, tháng 8, tháng 10.

C. tháng 10, tháng 8, tháng 11.

D. tháng 9, tháng 8, tháng 11. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu vực sông nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ.

A. sông Mã.                    B. sông Cả.

C. sông Gianh.                D. sông Bến Hải. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông lớn duy nhất nào ở nước ta có dòng chảy đổ nước sang Trung Quốc.

A. sông Hồng.

B. sông Kì Cùng-Bằng Giang.

C. sông Mê Công.

D. sông Thái Bình. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết lưu vực sông Đồng Nai có các hồ nước nào.

A. hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk

B. hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ.

C. hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.

D. hồ Trị An, hồ Thác Bà. 

Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành sơ đồ sau: 

Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí

Phần lãnh thổ phía Bắc

Phần lãnh thổ phía Nam

Giống

 

Khác

Khí hậu

   

Cảnh quan thiên nhiên

   
 

Trên lãnh thổ nước ta, ở đâu núi ăn sát ra biển thì ở đó

A. đồng bằng nhỏ hẹp, thềm lục địa hẹp và sâu.

B. đồng bằng mở rộng, thềm lục địa rộng và nông.

C. đồng bằng nhỏ hẹp, thềm lục rộng và nông.

D. đồng bằng mở rộng, thềm lục địa hẹp và sâu. 

Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây chủ yếu do

A. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau.

B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc-đông nam.

D. tác động mạnh mẽ của con người. 

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa. 

Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa. 

Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa. 

Tại sao nói: Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập. Giải thích nguyên nhân của sự đối lập đó? 

Cho bảng số liệu sau:

Địa điểm

t0 TB năm

t0 TB tháng lạnh nhất

t0 TB tháng nóng nhất

Biên độ t0 TB năm

t0 TB tháng thấp tuyệt đối

t0 TB tháng cao tuyệt đối

Biên độ tuyệt đối

Hà Nội (210010B)

23,5

16,4

(tháng I)

28,9

(tháng VII)

12,5

2,7

42,8

40,1

TP. Hồ Chí Minh (10047’B)

27,1

25,7

(tháng XII)

28,9

(tháng IV)

3,2

13,8

40,0

26,6

- So sánh chế độ nhiệt của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó? 

Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?

A. đai xích đạo gió mùa.

B. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

C. đai nhiệt đới gió mùa.

D. đai ôn đới gió mùa trên núi. 

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình

A. dưới 600-700 m.

B. dưới 500-600 m.

C. dưới 700-800 m.

D. dưới 800-900 m. 

Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao

A. 600-700 m.               B. 700-800 m.

C. 800-900 m.               D. 900-1000m. 

Khí hậu ở đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm

A. nóng, ẩm quanh năm.

B. mát mẻ (không tháng nào trên 25°C); mưa, ẩm tăng.

C. quanh năm nhiệt độ dưới 15°C.

D. mùa hạ nóng (trung bình tháng trên 25°C); độ ẩm thay đổi tùy nơi. 

Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm:

A. rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa.

C. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng.

D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa. 

Tại sao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lại ở độ cao cao hơn ở miền Bắc? 

Ở vùng đồi núi thấp, nhóm đất chủ yếu là

A. đất cát.                           B. đất phèn.

C. đất mùn thô.                   D. đất feralit. 

Trình bày đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa theo trình tự sau : độ cao, khí hậu, đất, sinh vật?

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở

A. vùng núi Hoàng Liên Sơn.

B. vùng núi Đông Bắc.

C. vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. vùng núi Trường Sơn Nam. 

So sánh đặc điểm của 2 miền tự nhiên: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giống nhau:

- Khác nhau:

+ Ranh giới:

+ Địa hình:

+Khí hậu:

+ Đất đai:

+ Sông ngòi:

+ Sinh vật:

+ Khoáng sản:

- Khó khăn: 

Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông đến sớm, kết thúc muộn? 

Trong sử dụng tự nhiên, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì? 

Hãy chứng minh sự tương phản về địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.  

Dựa vào lược đồ bên và nội dung SGK Địa lí 12, hãy điền vào lược đồ:

- Tên các dãy: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Bạch Mã.

- Tên các cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Tên vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ. 

Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta: ...................................... 

Dựa vào lược đồ hình 6 trong SGK và nội dung bài học, Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền nội dung phù hợp vào bảng để nêu rõ đặc điểm của các khu vực địa hình ở nước ta. 

Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về địa hình

Giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc

Sự giống nhau Sự khác nhau

 

Đông Bắc Tây Bắc

 

 

Giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Sự giống nhau Sự khác nhau

 

Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam

 

 
 

Giữa Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Sự giống nhau Sự khác nhau

 

ĐB sông Hồng ĐB sông Cửu Long
   

 

Quan sát lược đồ bên, đối chiếu với Atlat Địa lí Việt Nam và nội dung SGK Địa lí 12, hãy:

- Điền tên các cao nguyên chính ở Tây Nguyên vào chỗ chấm (…) trên lược đồ.

- Điền tên các đồng bằng ven biển miền Trung.

- Nhận xét về mạng lưới sông ngòi ở biển miền Trung. 

Dựa vào nội dung SGK Địa lí 12, Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

- Điền tên các đảo vào chỗ chấm (...) ở lược đồ cho đúng, sau đó kẻ nối các đảo đó để thấy rõ vùng nội thủy của Việt Nam.

- Điền vào chỗ chấm (...) trên lược đồ tên: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Đánh dấu × vào ô ☐ ý em cho là đúng:

Nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố giáp biển.

☐ 64 tỉnh, thành phố.

☐ 63 tỉnh, thành phố.

☐ 28 tỉnh, thành phố.

☐ Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. 

Nối các ô và điền tiếp nội dung phù hợp vào sơ đồ dưới đây.

Hãy điền nội dung phù hợp vào sơ đồ dưới để nêu rõ ảnh hưởng và tác động của Biển Đông đối với thiên nhiên nước ta.

Dựa vào bảng số liệu “Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm” trong SGK Địa lí 12 (trang 44), em hãy nêu nhận xét về:

- Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: ....

- Giải thích rõ nguyên nhân ....................... 

Dựa vào bảng số liệu “Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm “trong SGK Địa lí 12 (trang 44), em hãy:

- Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm.

- Nhận xét lượng mưa, lượng bốc hơi của các địa điểm trên.

Vẽ mũi tên chỉ hướng bão di chuyển và tần suất (cơn bão/tháng) vào lược đồ.

- Cho biết sự di chuyển theo thời gian (theo tháng) của các cơn bão đổ bộ vào dọc bờ biển nước ta từ Bắc xuống Nam. 

Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng để nêu rõ tính chất và đặc điểm của các thành phần tự nhiên.

- Địa hình và đất:

Địa hình Đất
   

- Sông ngòi và sinh vật:

Sông ngòi Sinh vật
   

 

Dựa vào nội dung SGK Địa lí 12 và kiến thức đã học, hãy điền nội dung phù hợp vào sơ đồ dưới đây.

Chúng ta cần làm gì để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có hiệu quả và phát triển bền vững? 

Dựa vào nội dung trong SGK Địa lí 12 và các kiến thức đã học, em hãy đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất.

Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng vì có sự phân hóa:

☐ Theo hướng Bắc Nam

☐ Theo hướng Đông Tây

☐ Theo độ cao

☐ Theo khu vực (theo miền)

☐ Tất cả các ý trên 

Lựa chọn nội dung phù hợp, điền vào bảng dưới đây để nêu rõ:

- Sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo hướng Bắc Nam.

- Sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo hướng Đông Tây.

Dựa vào bảng số liệu phần “Câu hỏi và bài tập” trang 50 trong SGK Địa lí 12, em hãy nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa ở 2 địa điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chú ý đến vĩ độ của 2 địa điểm). 

 

Dựa vào hình 12 trong SGK Địa lí 12 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc miền địa lí tự nhiên nào của Việt Nam.  

Lựa chọn và nêu những biểu hiện rõ nét của các thành phần tự nhiên phân hóa theo độ cao và hoàn thành bảng sau:

Các đai Khí hậu Đất Sinh vật
Nhiệt đới gió mùa chân núi (600-700mm)      
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600 -700m đến 2600m) Từ 600 -700 đến 1600 – 1700m      
Từ 1600 – 1700 đến 2600m      
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (trên 2600m)      

 

Hãy hoàn thành bảng dưới đây để nêu rõ đặc trưng cơ bản của miền.

  Ranh giới và phạm vi miền Các đặc trưng cơ bản
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ    
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ    
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ    

 

Điền tên các dãy núi, các cánh cung, các đỉnh núi, các cao nguyên, các con sông trên lược đồ. 

Copyright © 2021 HOCTAP247