Địa Lí Dân Cư

Địa Lí Dân Cư

Lý thuyết Bài tập

Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?

Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?

Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta?

Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay?

Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng?

Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta?

Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phái triển kinh tế - xã hội?

Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo bảng số liệu ở bảng 18.1 SGK trang 78?

Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp, để thể hiện đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta và ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường.

Ý nào sau đây biểu hiện rõ nhất nước ta là nước đông dân?

A. Số dân nước ta là trên 90 triệu người.

B. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.

C. Dân số nước ta chỉ đứng sau Indonexia và Philippin.

D. Dân số nước ta đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới. 

Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm chủ yếu là do

A. quy mô dân số giảm.

B. dân số có xu hướng già hóa.

C. kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

D. tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm. 

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)

Năm

Nhóm tuổi

1999

2005

2009

2014

Từ 0-14 tuổi

33,5

27,0

24,4

23,5

Từ 15-59 tuổi

58,4

64,0

66,9

66,3

Từ 60 tuổi trở lên

8,1

9,0

8,7

10,2

a. Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta giai đoạn 1999-2014.

b. Cho biết cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta đang biến động theo xu hướng nào? 

Biểu đồ trên thể hiện được nội dung nào sau đây?

A. Mật độ dân số trung bình của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

B. Gia tăng dân số của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

C. Số dân của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.

D. Tốc độ tăng trưởng dân số của cả nước và một số vùng ở nước ta năm 2014.  

Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng so với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên lần lượt gấp bao nhiêu lần?

A. 10,3 và 12,9 lần.

B. 10,5 và 10,2 lần.

C. 8,1 và 7,8 lần.

D. 9,5 và 5,6 lần. 

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

B. Các vùng phía Nam có mật độ dân số cao hơn các vùng phía Bắc.

C. Dân cư nước ta phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng.

D. Dân cư nước ta chỉ tập trung ở đồng bằng. 

Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng lớn đến

A. mức gia tăng dân số.

B. truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc.

C. cơ cấu dân số.

D. sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. 

Giải thích tại sao dân cư nước ta lại phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và thưa thớt ở khu vực miền núi. 

Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương pháp và biện pháp đã thực hiện thời gian qua? 

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)

Khu vực

Năm

Thành thị

Nông thôn

1990

19,5

80,5

1995

20,8

79,2

2005

26,9

73,1

2010

30,5

69,5

2014

33,1

66,9

a. Nhận xét sự biến động cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta trong thời gian trên.

b. Cho biết nguyên nhân của sự biến động. 

Hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm nguồn lao động ở nước ta. 

Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. 

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về trình độ của người lao động nước ta.

A. Nguồn lao động chủ yếu có trình độ từ sơ cấp trở lên.

B. Nguồn lao động chủ yếu có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên.

C. Nguồn lao động nước ta chủ yếu đều đã qua đào tạo.

D. Nguồn lao động nước ta chủ yếu là lao động thủ công, lao động có trình độ chiếm tỉ lệ thấp. 

Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?

A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.

B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.

C. Nâng cao thể trạng người lao động.

D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí. 

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

Năm

Số lao động đang làm việc

(triệu người)

Cơ cấu (%)

Nông-lâm-ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

2005

42,8

57,3

18,2

24,5

2014

52,7

46,3

21,3

32,4

Nếu lấy bán kính đường tròn thể hiện quy mô lao động của nước ta năm 2005 (R2005) là 1 đơn vị bán kính thì bán kính đường tròn thể hiện quy mô lao động của nước ta năm 2014 (R2014) sẽ là bao nhiêu đơn vị bán kính?

A. 1,5.                              B. 1,1.

C. 1,3.                              D. 1,7. 

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

Năm

Số lao động đang làm việc

(triệu người)

Cơ cấu (%)

Nông-lâm-ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

2005

42,8

57,3

18,2

24,5

2014

52,7

46,3

21,3

32,4

Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong hai năm trên và giải thích. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là

A. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế.

B. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp.

C. lực lượng lao độngtập trung qua đông ở khu vực nông thôn.

D. đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động.  

Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là

A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước.

C. xuất khẩu lao động.

D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn. 

Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là

A. đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động.

B. phát triển công nghiệp và dịch vụ.

C. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước.

D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 

Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là

A. diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

B. tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. 

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG TỔNG SỐ DÂN CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM

Năm

1990

2000

2005

2010

2014

Số dân thành thị (triệu người)

12,9

18,8

22,3

26,5

30,0

Tỉ lệ thành thị so với dân số cả nước (%)

19,5

24,2

26,9

30,5

33,1

a. Nhận xét về sự biến động dân số thành thị và tỉ lệ dân số thành thị của nước ta.

b. Cho biết những nguyên nhân chủ yếu làm tăng dân số thành thị của nước ta. 

Cho bảng số liệu:

PHÂN BỐ ĐÔ THỊ VÀ SỐ DÂN ĐÔ THỊ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2014

Các vùng

Tổng số đô thị

Trong đó

TP trực thuộc TW

TP trực thuộc tỉnh

Thị xã

Thị trấn

Số dân

(nghìn người)

Cả nước

731

5

64

47

615

30035,4

Trung du và miền núi Bắc Bộ

176

 

17

6

153

2806,6

Đồng bằng sông Hồng

124

2

8

5

109

6001,2

Bắc Trung Bộ

99

 

6

10

83

2066,5

Duyên hải Nam Trung Bộ

77

1

9

4

63

3305,7

Tây Nguyên

58

 

5

4

49

1599,9

Đông Nam Bộ

47

1

5

8

33

9893,9

Đồng bằng sông Cửu Long

150

1

14

10

125

4361,6

Nhận xét nào sau đây là đúng.

A. Sự phân bố đô thị và số dân đô thị tương đương nhau giữa các vùng.

B. Các vùng phía Bắc có số lượng đô thị và số dân đô thị nhiều hơn các vùng phía Nam.

C. Sự phân bố đô thị và số dân đô thị không giống nhau giữa các vùng.

D. Các vùng có diện tích lớn thì có số lượng đô thị và số dân đô thị nhiều. 

Cho bảng số liệu:

PHÂN BỐ ĐÔ THỊ VÀ SỐ DÂN ĐÔ THỊ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2014

Các vùng

Tổng số đô thị

Trong đó

TP trực thuộc TW

TP trực thuộc tỉnh

Thị xã

Thị trấn

Số dân

(nghìn người)

Cả nước

731

5

64

47

615

30035,4

Trung du và miền núi Bắc Bộ

176

 

17

6

153

2806,6

Đồng bằng sông Hồng

124

2

8

5

109

6001,2

Bắc Trung Bộ

99

 

6

10

83

2066,5

Duyên hải Nam Trung Bộ

77

1

9

4

63

3305,7

Tây Nguyên

58

 

5

4

49

1599,9

Đông Nam Bộ

47

1

5

8

33

9893,9

Đồng bằng sông Cửu Long

150

1

14

10

125

4361,6

a. Tính bình quân số dân trên 1 đô thị ở mỗi vùng và điền vào bảng sau:

Vùng

Bình quân số dân trên 1 đô thị

Cả nước

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ

 

Đồng bằng sông Hồng

 

Bắc Trung Bộ

 

Duyên hải Nam Trung Bộ

 

Tây Nguyên

 

Đông Nam Bộ

 

Đồng bằng sông Cửu Long

 

b. Rút ra nhận xét từ bảng trên. 

5 đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương. 

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, cần

A. hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị.

B. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhíc dần lối sống thành thị.

C. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

D. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa. 

Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là

A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

B. tăng tỉ lệ lưc lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật

C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào dưới đây tập trung tới 2 đô thị có quy mô dân số trên 1000000 người (2007).

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (2007) dưới 500 nghìn người.

A. Đà Nẵng.                       B. Cần Thơ.

C. Biên Hòa.                      D. Hạ Long. 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai (2007) thì vùng nào có số lượng đô thị ít nhất.

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên. 

Cho bảng số liệu sau:

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG GIỮA CÁC VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2004 VÀ NĂM 2012

(Đơn vị: nghìn đồng)

Vùng

Năm 2014

Năm 2012

Cả nước

484,4

1999,8

Trung du và miền núi Bắc Bộ

 

 

- Tây Bắc

265,7

998,8

- Đông Bắc

379,9

1482,1

Đồng bằng sông Hồng

488,2

2337,1

Bắc Trung Bộ

317,1

1344,8

Duyên hải Nam Trung Bộ

414,9

1698,4

Tây Nguyên

390,2

1643,3

Đông Nam Bộ

833,0

3016,4

Đồng bằng sông Cửu Long

471,1

1796,7

Vẽ biểu đồ (thanh ngang) thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2012.  

Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất chênh nhau

A. 2,0 lần.                        B. 2,5 lần.

C. 3,0 lần.                        D. 3,5 lần. 

Nhận định nào dưới đây không chính xác?

A. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta có xu hướng tăng lên.

B. Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa giữa các vùng.

C. Vùng có kinh tế phát triển có thu nhập cao và ngược lại.

D. Các vùng phía Bắc có thu nhập cao hơn các vùng phía Nam. 

Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất cả nước. 

Tại sao Tây Bắc là vùng có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước? 

Cho bảng số liệu dưới đây:

Tình hình gia tăng dân số giai đoạn 1960 – 2009 (triệu người)

Năm 1960 1965 1976 1979 1989 1999 2002 2009
Số dân 30,17 39,29 41,06 52,46 64,41 76,32 79,73 86,02

Từ biểu đồ đã vẽ, kết hợp hình 16.1 SGK Địa lí 12, hãy nhận xét về tình hình phát triển dân số và tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của nước ta trong giai đoạn 1960 – 2009.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-1-trang-26-tap-ban-do-dia-li-12-c227a34378.html#ixzz6DZ912kmX

Dựa vào bảng số liệu ở trang 27, em hãy:

Tính mật độ dân số của các vùng và điền vào cột “Mật độ”

  Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/km2)
Cả nước 331.051,4 (100%) 86.024,6 (100%)  
Trung du và miền núi Bắc Bộ 101.437,8 (30,1%) 12.241,8 (14,2%)  
Đồng bằng sông Hồng 14.964,1 (4,5% 18.478,4 (21,5%)  
Bắc Trung Bộ 51.524,6 (15,6%) 10.090,4 (11,7%)   
Duyên hải Nam Trung Bộ 44.360,5 (13,4%) 8.780,0 (10%)  
Tây Nguyên 54.640,6 (16,5%) 5.124,9 (6%)  
Đông Nam Bộ 23.695,2 (7,1%) 14.095,4 (16,4%)   
Đồng bằng sông Cửu Long 40.518,5 (12,2%) 17.213.4 (20%)   

- Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện diện tích và dân số của nước ta phân theo các vùng năm 2009 (trước khi vẽ biểu đồ, hãy xử lí số liệu và điền vào bảng “Diện tích, dân số của các vùng năm 2009”).

- Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư ở nước ta (phân bố giữa đồng bằng và miền núi; giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên).

Nêu một số biện pháp mà Nhà nước đã thực hiện trong thời gian vừa qua về phân bố lại dân cư trong cả nước? 

Nối từng ô bên phải với một trong hai ô bên trái sao cho thích hợp.

Dựa vào số liệu bảng 17.2 trong SGK Địa lí 12, vẽ biểu đồ thể hiện “Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế” năm 2000 và 2005.

Dựa vào nội dung bài học và những hiểu biết của bản thân, hãy trình bày hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta và ở địa phương em. 

Dựa vào số liệu bảng 18.1 SGK Địa lí 12, hãy vẽ biểu đồ kết hợp (giữa đường và cột) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Dựa vào lược đồ Mạng lưới các đô thị ở Việt Nam ở trang sau, em hãy xác định và nêu tên: .........

- 5 thành phố trực thuộc Trung ương: ..........................

- 2 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí ............

- 9 đô thị loại I: .........................................

- 12 đô thị loại II: ................................. 

Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 

Dựa vào số liệu bảng 19 trong SGK Địa lí 12, hãy vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng ở nước ta năm 2004. 

So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng trong giai đoạn 1999 – 2004? 

Copyright © 2021 HOCTAP247