Chương 3: Quang Học

Chương 3: Quang Học

Lý thuyết Bài tập

Quan sát hình 40.2 và nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng:

a) Từ S tới I (trong không khí)

b) Từ I tới K (trong nước).

c) Từ S đến mặt phân cách rồi tới K.

Hình 40.2. Hãy cho biết tia khúc xạ có nằm trong mặt phẳng tới không? Góc tới và góc khúc xạ, góc nào lớn hơn?

Hãy thể hiện kết luận trên bằng hình vẽ.

Kết luận trên còn đúng trong trường hợp tia sang truyền từ nước sang không khí hay không? Đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó?

Chứng minh rằng: Đường nối vị trí của ba ghim là đường truyền của tia sang từ đỉnh ghim A tới mắt.

Phân biệt các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng

Giải thích hiện tượng nêu ra ở phần mở bài.

Chứng minh rằng đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sang từ đỉnh ghim A đến mắt.

Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh. Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. Đo độ lớn góc khúc xạ .

Trên hình 41.2 cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy hình ảnh viên sỏi nhỏ ở trong nước, A là vị trí thực hiện của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi tới mắt

Ở hình 41.3 SGK, SI là tia tới. Tia khúc xạ của tia này trùng với một trong số các đường IH, IE, IG, IK. Hãy điền dấu mũi tên vảo tia khúc xa đó.

Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính đó là thấu kính hội tụ?

Hãy chỉ ra tia tới, tia ló trong thí nghiệm ở hình 42.2.

Tìm hiểu, so sánh độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính hội tụ dùng trong thí nghiệm

Quan sát lại thí  nghiệm ở hình 42.2 và cho biết, trong ba tia sáng tới thấu kính, tia nào qua thấu kính truyền thẳng không bị đổi hướng? Tìm cách kiểm tra điều này?

Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4

Vẫn thí nghiệm trên , nếu chiếu chùm tia tới vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló có đặc điểm gì?

Trên hình 42.6 có vẽ thấu kính hội tụ quang tâm O, trục chính là  ∆, hai tiêu điểm F và F', các tia tới 1, 2, 3. Hãy vẽ tia ló của các tia này

Trả lời câu hỏi Kiên nêu ra ở phần mở bài?

Đặt vật ở xa thấu kính và màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính cho đến khi xuất hiện ảnh rõ nét của vật ở trên màn, đó là ảnh thật. Ảnh thật cùng chiều hay ngược chiều với vật?

Dịch vật vào gần thấu kính hơn. Tiến hành thí nghiệm như trên, có thu được ảnh của vật trên màn nữa không? Ảnh thật hay ảo? Ảnh cùng chiều hay ngược chiều với vật?

Hãy chứng minh rằng không hứng được ảnh của vật ở trên màn. Hãy quan sát ảnh của vật qua thấu kính và cho biết đó là ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

Hãy dựng ảnh S’ của điếm sáng S trên hình 43.3 SGK.

Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A'B' của AB và nhận xét đặc điểm của hai ảnh A'B' trong hai trường hợp:

  •  Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 36cm (hình 43.4a)
  •  Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm (hình 43.4b)

Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5. Cho biết vật AB có chiều cao h = 1cm

Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài?

Hãy tìm cách nhận biết thấu kính hội tụ trong hai loại thấu kính có ở phòng thí nghiệm.

Độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính phân kì có gì khác với thấu kính hội tụ?

Chùm tia ló có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính này là thấu kính phân kì?

Quan sát lại thí nghiệm trên và cho biết trong ba tia tới thấu kính phân kì, tia nào đi qua thấu kính không bị đổi hướng ? Tìm cách kiểm tra điều này?

Quan sát lại thí nghiệm ở hình 44.1 và dự đoán xem, nếu kéo dài các tia ló thì chúng có gặp nhau tại một điểm hay không? Tìm cách kiểm tra lại dự đoán đó.

Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 44.3

Hình 44.5 vẽ thấu kính phân kì, quang tâm O. trục chính  ∆, hai tiêu điểm F và F', các tia tới 1, 2.

Hãy vẽ tia ló của các tia tới này.

Trong tay em có một kính cận thị. Làm thế nào để biết kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kì ?

Hãy làm thí nghiệm để chứng tỏ rằng không thể hứng được ảnh của vật trên màn với mọi vị trí của vật?

Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì? Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật?

Dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, hãy nêu cách dựng ảnh của vật AB qua thấu kính phân kì, biết AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính.

Trên hình 45.2 cho biết vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA = 24cm.

  •  Hãy dưng ảnh A'B' của vật AB tạo bởi thấu kính đã cho.
  •  Dựa vào hình vẽ, hãy lập luận để chứng tỏ rằng ảnh này luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f= 12cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A'B' của AB. Dựa vào hình vẽ để nêu nhận xét về độ lớn của ảnh so với vật trong hai trường hợp:

  • Thấu kính là hội tụ.
  • Thấu kính là phân kì.

Từ bài toán trên, hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giồng nhau, khác nhau. Từ đó hãy nên cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì.

Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đén thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5 khi vật có chiều cao h = 6mm.

Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài?

Ảnh của vật trên tấm kính mở (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hơn hay nhỏ hơn vật?

Hiện tượng nào chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ?

Vẽ ảnh của vật AB đặt vuông góc trục chính của vật kính, O là quang tâm, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2 m, từ phim đến vật kính là 5 cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.

Dựa vào hình vẽ ở bài 4, hãy tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật để khằng định những nhận xét trong bài 2.

Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim cách vật kính 6 m. Hỏi người ấy trên ohim cao bao nhiêu?

Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thủy tinh thể đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?

Một người đứng cách một cột điện 20cm. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimet?

Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?

Những biều thức nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị?

  • Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường
  • Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường
  • Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ
  • Ngồi trong lớp, không nhìn rõ các vật ngoài sân trường

Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn \(C_{v}\) của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường?

Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?

Vẽ ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1 SGK. Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễm \(C_{v}\) của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.

  •  Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở \(C_{v}\). Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao?
  •  Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên?

 

Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ ?

Vẽ ảnh của vật AB qua kính lão ở hỉnh 49.2 SGK, biết tiêu điểm của kính ở F.

  • Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận \(C_{v}\) ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao?
  • Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính lão nói trên?

Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người giá là thấu kính hội tụ hay phân kì

Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.

Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng dài hay càng ngắn?

Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu ?

Qua kính lúp có ảnh thật hay ảo? To hay nhỏ hơn vật ?

Muốn có ảnh như bài tập C3, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính lúp?

Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp

Một bình hình trụ tròn có chiều cao 8 cm và đường kính 20 cm. Một học sinh đặt mắt nhìn vào trong bình sao cho thành bình vừa vặn che khuất hết đáy (hình 51.1 SGK). Khi đổ nước vào khoảng xấp xỉ 3/4 bình thì bạn đó vừa vặn nhìn thấy tâm O của đáy. Hãy vẽ tia sáng từ tâm O của đáy bình truyền tới mắt.

Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12 cm.

a. Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.

b. Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật?

Hòa bị cận thị có điểm cực viễn Cnằm cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 60 cm

a. Ai cận thị nặng hơn?

b. Hòa và Bình đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kính loại gì? Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?

Ta thu được ánh sáng màu gì khi làm thí nghiệm sau ?

a. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.

b. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.

c. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu xanh.

Hãy thử giải thích kết quả trên.

Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?

Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể dùng như dụng cụ nào ở trên ?

Hãy mô tả màu sắc của dải ánh sáng nhiều màu trong thí nghiệm 1 SGK.

Vẫn thí nghiệm trên, song lần lượt chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ, rồi một tấm lọc màu xanh, rồi một tấm lọc nửa trên màu đỏ nửa dưới màu xanh. Hãy mô tả hình ảnh quan sát được trong mỗi trường hợp.

Nhận đinh sự đúng sai của 2 ý kiến sau:

a. Lăng kính đã nhuộm các màu khác nhau cho chùm ánh sáng trắng.

b. Trong chùm ánh sáng trắng có chứa sẵn các ánh sáng màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra, cho mỗi chùm đi theo một phương vào mắt.

Tại sao có thể nói thí nghiệm 1 trong SGK là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?

Hãy mô tả hiện tượng khi quan sát mặt ghi của một chiếc đĩa CD dưới ánh sáng trắng ?

Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng màu gì? Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào? Tại sao có thể coi đây cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?

Có thể coi cách dùng các tấm lọc màu như một cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu được không ?

Đặt một gương phẳng nằm chếch một góc khoảng 300 vào khay nước. Đặt trước trán một mảnh giấy nhỏ trên có vạch một vạch đen nằm ngang, sao cho vạch đen song song với đường giao nhau của mặt gương và mặt nước như hình 53.3 SGK. Mô tả ảnh của vạch đen qua phần gương ở trong nước, giải thích.

Nêu một vài hiện tượng thực tế về sự phân tích ánh sáng trắng.

Người ta trộn các ánh sáng màu với nhau để được gì? Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau, ba ánh sáng màu với nhau, ta thu được gì? Có khi nào ta thu được "ánh sáng màu đen" sau khi trộn không?

Chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam. Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng màu gì ?

Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành 3 phần đều nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay đi qua tâm của vòng tròn sao cho vòng tròn quay được như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của giấy lúc đó. Có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau được không ?

Đặt các vật dưới ánh sáng trắng:

  • Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt ta ?
  • Nếu thấy vật màu đen thì sao ?

Nhận xét về màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng màu đỏ.

Nhận xét về màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng xanh lục.

 

Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Tại sao?

Đặt một tấm kính đỏ (hay một mẩu giấy bóng kính đỏ) trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy nó có màu gì? Tại sao?

Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh.. ?

Hãy nêu một số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm nóng các vật đó lên.

Hãy kể tên một số công việc trong đó người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng để phục vụ đời sống hoặc sản xuất.

Hãy nêu một số ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối.

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cơ thể người.

Hãy kể một số dụng cụ chạy bằng pin Mặt Trời. Mô tả hình dạng bên ngoài của một pin Mặt Trời và cách làm cho nó hoạt động.

Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải có điều kiện gì ? Khi pin hoạt động, nó có nóng lên không? Như vậy, pin hoạt động được có phải do tác dụng của ánh sáng hay không ?

Tương truyền rằng Ác-si-mét đã dùng gương để đốt cháy các chiếc thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xi-ra-quy-xơ, quê hương của ông. Ác-si-mét đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời ?

Bố mẹ thường khuyên con cái thỉnh thoảng phải ra ngoài nắng để cho cơ thể được cứng cáp, khỏe mạnh. Bố mẹ định nói đến tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời ?

Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo màu tối, còn về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng ?

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 30° so với mặt nước.

a. Có hiện tượng gì xảy ra đối với tia sáng khi truyền qua mặt nước? Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?

b. Góc tới bằng bao nhiêu độ? Góc khúc xạ lớn hơn hay nhỏ hơn 60°?

Nêu hai đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ.

Chiếu vào thấu kính hội tụ một tia sáng song song với trục chính. Hãy vẽ tia sáng ló ra sau thấu kính.

Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ cho trên hình 58.1 (SGK trang 150).

Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kinh gì?

Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính gì?

Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì? Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật? Cùng chiều hay ngược chiều so với vật?

Xét về mặt quang học, hai bộ phận quang trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương tự những bộ phận nào trong máy ảnh?

Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là những điểm gì?

Nêu hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị. Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa nhất? Kính cận là loại thấu kính gì?

Kính lúp là dụng cụ dùng để làm gì? Kính lúp là loại thấu kính gì? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì?

Hãy nêu một ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ.

Làm thế nào để biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những ánh sáng màu nào?

Làm thế nào để trộn hai ánh sáng có màu khác nhau? Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được có phải là một trong hai màu ban đầu hay không?

Chiếu ánh sáng đỏ vào 1 tờ giấy trắng, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Nếu thay bằng tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì?

Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào các ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng? Tác dụng này gây ra hiện tượng gì ở nước biển?

Bạn Lan chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước rồi đo góc tới và góc khúc xạ. Hãy chỉ ra cặp số liệu nào có thể là kết quả mà bạn Lan thu được.

A. Góc tới bằng 40°30'; góc khúc xạ bằng 60°

B. Góc tới bằng 60°; góc khúc xạ bằng 40°30'

C. Góc tới bằng 90°; góc khúc xạ bằng 0°

D. Góc tới bằng 0°; góc khúc xạ bằng 90°.

Đặt một vật sáng có dạng chữ L vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, song song với mặt thấu kính, cách thấu kính 30 cm. thấu kính có tiêu cự 15 cm. Ta sẽ thu được ảnh như thế nào?

A. Ảnh thật, cách thấu kính 60 cm

B. Ảnh thật, cách thấu kính 30 cm

C. Ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 30 cm.

Vật kính của loại máy ảnh trên hình 47.2 (SGK trang 127) có tiêu cự cỡ bao nhiêu xentimét?

A. 1 cm

B. 5 cm

C. 20 cm

D. 40 cm

Bác Hoàng, bác Liên và bác Sen đi thử mắt. Bác Hoàng nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25 cm trở ra; bác Liên nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50 cm trở ra; còn bác Sơn chỉ nhìn rõ được các vật từ 50 cm trở lại. Mắt bác nào bị cận, mắt bác nào là mắt lão và mắt bác nào là bình thường?

A. Mắt bác Hoàng là mắt cận, mắt bác Liên bình thường, mắt bác Sơn là mắt lão

B. Mắt bác Hoàng là mắt lão mắt bác Liên bình thường, mắt bác Sơn là mắt cận

C. Mắt bác Hoàng bình thường; mắt bác Liên là mắt cận; mắt bác Sơn là mắt lão.

D. Mắt bác Hoàng bình thường, mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

Xin các Pro về vật lý giúp đỡ mình 1 số kiến thức về Kính lúp nhé!

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật hay nhìn trực tiếp thấy vật? Có thể làm thí nghiệm đơn giản nào để để chứng minh câu trả lời của em là đúng?

Giải hộ em nha anh chị!... Em đang cần gấp ạ!

 Tại sao thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm không dùng làm kính lúp? được mình tưởng chỉ có kính lúp có tiêu cự là 25cm hoặc là hơn 25cm thì mới không dùng làm kính lúp chứ!
 

Ánh sáng đơn sắc là gì?

Ánh sáng không đơn sắc là gì?

Trình bày nhận biết về ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD

Dựng (vật AB có độ cao là h và vuông góc với trục chính của TKHT)

Dựa vào hình vẽ chứng minh rằng trong trường hợp này thì ta thu được ảnh ngược chiều cao bằng vật và khoảng cách từ vật và từ ảnh đến thấu kính là bằng nhau (=2f).

Ảnh này có kích thước như thế nào so với vật?

Công thức tính tiêu cự thấu kính trong trường hợp này 

Tóm tắt các bước tiến hành đo tiêu cự thấu kính hội tụ

Hình 40-41.1 cho biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Cách vẽ nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước? Giải thích cách lựa chọn.

Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh với góc tới bằng 60o thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn 60o

B. Góc khúc xạ bằng 60o

C. Góc khúc xạ nhỏ hơn 60o

D. Cả ba câu A, B, C đều sai

Hình 40-41.2 mô tả một bạn học sinh nhìn qua ống thẳng thấy được hình ảnh viên sỏi đáy bình nước.

a. Giữ nguyên vị trí của ống, nếu bạn đó dùng một que thẳng, dài xuyên qua ống thì đầu que có chạm vào viên sỏi không?Vì sao?

b. Vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt trong trường hợp đó.

Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Tia sáng là đường thẳng.

B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương.

C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.

D. Khi ta xem chiếu bóng.

Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Trên đường truyền trong không khí.

B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.

C. Trên đường truyền trong nước.

D. Tại đáy xô nước.

Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Không lần nào.

B. Một lần

C. Hai lần

D. Ba lần

Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. . Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Một lần

B. Hai lần

C. Ba lần

D. Bốn lần

Có một chiếc ca hình trụ, bằng nhựa không trong suốt, gọi ABCD là mặt cắt thẳng đứng của chiếc ca (hình 40-41.3). Một người đặt mắt theo phương BD, nhìn vào trong ca, vừa vặn không thấy được đáy ca. Đổ nước vào trong ca. Người ấy sẽ nhìn thấy gì?

A. Người ấy vẫn không nhìn thấy đáy ca.

B. Người ấy nhìn thấy một phần của đáy ca.

C. Người ấy nhìn thấy toàn bộ đáy ca.

D. Người ấy còn không nhìn thấy cả một phần dưới của thành bên AB.

Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra

Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Chiếu một tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh, với góc tới bằng 600 thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn 600.

B. Góc khúc xạ bằng 600.

C. Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 300 thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn 300.

B. Góc khúc xạ bằng 300.

C. Góc khúc xạ nhỏ hơn 300.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Viết chữ “Đ” vào ô đứng trước câu đúng, và chữ “S” vào ô đứng trước câu sai.

a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

b. Có thể nói mặt phẳng tạo bởi tia tới và tia khúc xạ cũng là mặt phẳng tới.

c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách.

d. Góc khúc xạ là góc tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.

đ. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

e. Khi tia sáng chiếu xuyên góc từ không khí vào nước thì góc tới bao giờ cũng lớn hơn góc khúc xạ.

g. Góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.

h. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

i. Góc khúc xạ tăng tỉ lệ thuận với góc tới.

k. Khi tia sáng chiếu vuông góc vào mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì nó sẽ truyền thẳng.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Một tia sáng chiếu chếch từ không khí vào mặt một chất trong suốt. Tia sáng đó bị gãy khúc.
b. Tia khúc xạ và tia tới luôn luôn cùng nằm trong mặt phẳng tới. Mặt phẳng tới là
c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến qua điểm tới; Còn góc khúc xạ là
d. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì

1. góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến qua điểm tới.
2. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
3. mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của mặt phân cách qua điểm tới.
4. ngay tại bề mặt, khi bắt đầu truyền vào chất trong suốt đó. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cực (hình 42-43.1). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?

Hình 42-43.2 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó.

a) S′ là ảnh thật hay ảnh ảo?

b) Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ?

Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F,F′ của thấu kính đã cho.

Trên hình 42-43.3 có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S.

a. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?

b. Bằng cách vẽ hãy xác định điểm sáng S.

Hình 42-43.4 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng. A’B’ là ảnh của AB.

a. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ?

b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ ?

c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên.

Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự f như hình 42-43.5. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng d=2f.

a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.

b. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh theo h và tính khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính theo d.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d, e với một phần 1, 2, 3, 4, 5 để được một câu có nội dung đúng.

a. Thấu kính hội tụ là thấu kính có
b. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở ngoài khỏang tiêu cự.
c. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở trong khỏang tiêu cự.
d. Một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ.
e. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ

1. cho ảnh thật ngược chiều với vật.

2. cùng chiều và lớn hơn vật.

3. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

4. cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.

5. cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khỏang đúng bằng tiêu cự.

Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?

A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

Chỉ ra câu sai. Chiếu một chum tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:

A. Loe rộng dần ra.

B. Thu nhỏ dần lại.

C. Bị thắt lại.

D. Gặp nhau tại một điểm.

Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu:

A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.

B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.

C. tia tới song song với trục chính.

D. tia tới bất kì.

Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:

A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.

B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.

C. Tia tới song song với trục chính.

D. Tia tới bất kì.

Chỉ ra câu sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

A. Ta có thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.

B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hoặc nhỏ hơn cây nến.

C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Thấu kính là một khối thủy tinh có hai mặt cầu hoặc

b. Có thể làm thấu kính bằng các vật liệu trong suốt như

c. Trục chính của thấu kính là một

d. Quang tâm của thấu kính là một điểm trong thấu kính mà

1. mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng.

2. đường thẳng vuông góc với mặt thấu kính mà một tia sáng truyền dọc theo đó sẽ không bị lệch hướng.

3. thủy tinh, nhựa trong, nước, thạch anh, muối ăn,…

4. một mặt cầu và một mặt phẳng.

Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ sẽ cho

b. Vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ sẽ cho

c. Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ

d. Ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ

1. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.

2. luôn luôn lớn hơn vật.

3. ảnh thật.

4. ảnh ảo.

Đặt một điểm sáng S nằm trước thấu kính phân kì như hình 44-45.1

a. Dựng ảnh S’ của S tạo bởi kính đã cho.

b. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ?

Hình 44-45.2 vẽ trục chính Δ của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S.

a. Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo ?

b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì ?

c. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho.

Trên hình 44-45.3 có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 của hai tia tới xuất phát từ một điểm sáng S.

a. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì ?

b. Bằng cách vẽ hãy xác định ảnh S’ và điểm sáng S.

Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F (hình 44-45.4).

a. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính đã cho.

b. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính độ cao h' của ảnh theo h và khỏang cách d' từ ảnh đến thấu kính theo f.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.

a. Thấu kính phân kì là thấu kính có

b. Chùm sáng song song tới thấu kính phân kì cho

c. Một vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho

d. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn

1. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.

2. phần giữa mỏng hơn phần rìa.

3. nằm trong khỏang tiêu cự của thấu kính.

4. chùm tia ló phân kì, nếu kéo dài các tia thì chúng đều đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Thấu kính phân kì có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?

A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính.

A. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ loe rộng dần ra.

B. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ thu nhỏ dần lại.

C. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ bị thắt lại.

D. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có chỗ trở thành chùm tia song song.

Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?

A. Phương bất kì.

B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.

C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.

D. Phương cũ.

Chiếu một tia sáng vào một thấu kính phân kì, theo phương song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?

A. Phương bất kì.

B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.

C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.

D. Giữ nguyên phương cũ.

Chọn câu đúng.

Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:

A. loe rộng dần ra.

B. thu nhỏ lại dần.

C. bị thắt lại.

D. trở thành chùm tia song song.

Di chuyển một ngọn nến dọc theo trục chính của một thấu kính phân kì, rồi tìm ảnh của nó, ta sẽ thấy gì?

A. Có lúc ta thu được ảnh thật, có lúc ta thu được ảnh ảo.

B. Nếu đặt ngọn nến ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính ta sẽ thu được ảnh thật.

C. Ta chỉ thu được ảnh ảo, nếu đặt ngọn nến trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

D. Ta luôn luôn thu được ảnh ảo dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào.

Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.

B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.

C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.

D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.

Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Thấu kính phân kì là một khối thủy tinh có hai mặt cầu lõm hoặc

b. Đặt một cái cốc rỗng trên một trang sách rồi nhìn qua đáy cốc, ta thấy dòng chữ nhỏ đi. Đáy cốc đóng vai trò như

c. Trục chính của thấu kính phân kì là một

d. Quang tâm của thấu kính phân kì là một điểm trong thấu kính mà

1. mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng.

2. đường thẳng vuông góc với mặt thấu kính mà một tia sáng truyền dọc theo đó sẽ không bị lệch hướng.

3. một thấu kính phân kì.

4. một mặt cầu lõm và một mặt phẳng.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì luôn luôn cho

b. Nếu quan sát một vật qua thấu kính phân kì mà ta thấy có ảnh ảo nhỏ hơn vật thì

c. Ảnh ảo của một vật cho bởi các thấu kính và gương bao giờ cũng

d. Ảnh ảo cho bởi thấu kính phân kì luôn luôn

1. cùng chiều với vật.

2. nằm trong khoảng tiêu cự, trước thấu kính.

3. thấu kính đó phải là thấu kính phân kì.

4. ảnh ảo

Ảnh của một vật trên màn hứng trong máy ảnh bình thường là:

A. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.

a. Nếu lấy thấu kính hội tụ có tiêu cự dài 30 cm làm vật kính của máy ảnh thì

b. Nếu buồng tối của máy ảnh không đóng kín thì

c. Nếu máy ảnh không được lắp phim thì

d. Nếu lấy thấu kính phân kì làm vật kính máy ảnh thì

1. không tạo được ảnh trên phim.

2. không ghi lại được hình ảnh muốn chụp.

3. máy ảnh sẽ rất cồng kềnh.

4. phim sẽ bị lộ sáng và hỏng.

Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80 cm, đặt cách máy 2 m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 2 cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.

Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3 m.

a. Hãy vẽ ảnh của đỉnh đầu người ấy trên phim (không cần đúng tỉ lệ)

b. Dựa vào hình vẽ, hãy xác định khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh.

Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5 cm để chụp ảnh một người cao 1,6 m, đứng cách máy 4 m. Biểu diễn người này bằng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính. Hãy dựng ảnh của người này trên phim, sau đó tính chiều cao của ảnh.

Chỉ ra câu sai. 

Máy ảnh cho phép ta làm được những gì?

A. Tạo ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.

B. Ghi lại ảnh thật đó trên phim hoặc bộ phân ghi ảnh.

C. Tháo phim hoặc bộ phận ghi ảnh ra khỏi máy.

D. Phóng to và in ảnh trong phim hoặc bộ phận ghi ảnh trên giấy.

Vật kính máy ảnh là loại thấu kính gì và thường làm bằng vật liệu gì?

A. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thuỷ tinh.

B. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng nhựa trong.

C. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng thuỷ tinh.

D. Là thấu kính phân kì và thường làm bằng nhựa trong.

Trong một số loại điện thoại di động có cả bộ phận chụp ảnh. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó cỡ bao nhiêu ?

A. Không có vật kính.

B. Có vật kính. Tiêu cự của nó chỉ khoảng vài milimét.

C. Có vật kính. Tiêu cự của nó chỉ khoảng vài xentimét.

D. Có vật kính. Tiêu cự của nó có thể đến chục xentimét.

Trong một số vệ tinh nhân tạo có lắp bộ phận chụp ảnh mặt Trái Đất. Bộ phận này có vật kính hay không? Nếu có thì tiêu cự của nó phải vào cỡ bao nhiêu?

A. Không có vật kính.

B. Có vật kính với tiêu cự vài chục xentimét như các máy ảnh chụp xa.

C. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét.

D. Có vật kính với tiêu cự tới hàng kilômét.

Bộ phận nào dưới đây là hoàn toàn không quan trọng đối với máy ảnh?

A. Vật kính.

B. Buồng tối.

C. Phim hoặc bộ phận ghi ảnh.

D. Chân máy.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Nhìn chung, máy ảnh là dụng cụ dùng để ghi lại những bức ảnh tĩnh, tức là

b. Ngày nay, nhiều máy ảnh kỹ thuật số có khả năng ghi lại những ảnh động như một

c. Máy quay phim hay camera cũng phải có một hay nhiều

d. Ảnh động (phim) là một chuỗi

1. các ảnh tĩnh ghi ở những thời điểm kế tiếp nhau một cách gần như liên tục.

2. vật kính như máy ảnh.

3. máy quay phim hay camera.

4. các bức ảnh không cử động.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là

b. Vật kính là một

c. Ảnh của vật qua vật kính là

d. Ảnh của vật mà ta thấy được ở trên màn ảnh, sau lưng các máy ảnh kỹ thuật số lạ

1. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

2. cùng chiều với vật. Đó chắc chắn không phải là ảnh cho trực tiếp bởi vật kính.

3. vật kính và buồng tối.

4. thấu kính hội tụ có tiêu cự tương đối ngắn.

Câu nào sau đây là đúng ?

A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh.

B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh.

C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh.

D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu so sánh.

a. Thấu kính thường làm bằng thủy tinh,

b. Mỗi thấu kính có tiêu cự không thay đổi được,

c. Các thấu kính có thể có tiêu cự khác nhau,

d. Muốn hứng ảnh thật cho bởi thấu kính, người ta di
chuyển màn ảnh sau thấu kính,

1. còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2 cm.

2. còn muốn cho ảnh hiện trên màng lưới cố định, mắt phải điều tiết để thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

3. còn thể thủy tinh được cấu tạo bởi một chất trong suốt và mềm.

4. còn thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi được.

Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt.

Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50 cm.

Gợi ý: Tính tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trạng thái, biết rằng ảnh của vật mà ta nhìn được luôn luôn hiện trên màng lưới. Để tính tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn vật cách mắt 50 cm, hãy sơ bộ dựng ảnh của vật trên màng lưới.

Chọn câu đúng. 

Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra

A. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo của vật, cùng chiều với vật.

Chỉ ra ý sai. Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm sau đây:

A. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. không làm bằng thủy tinh.

C. làm bằng chất trong suốt mềm.

D. có tiêu cự thay đổi được.

Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất?

A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Mắt là cơ quan của thị giác. Nó có chức năng.

b. Mắt có cấu tạo như một

c. Thể thủy tinh của mắt đóng vai trò như

d. Màng lưới của mắt đóng vai trò như

1. vật kính máy ảnh.

2. phim trong máy ảnh.

3. tạo ra một ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật trên màng lưới.

4. chiếc máy ảnh.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Mắt bình thường có thể nhìn rõ các vật ở rất xa.
Các vật đó ở

b. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì

c. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì mắt

d. Khi nhìn các vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thì

1. mắt phải điều tiết mạnh nhất.

2. mắt cũng phải điều tiết để nhìn rõ được

3. mắt không phải điều tiết.

4. điểm cực viễn của mắt.

Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.

a. Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính,

b. Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính, còn khi đi đường không thấy đeo kính,

c. Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một loại kính,

d. Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính , còn khi đọc sách lại không đeo kính,

1. kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mát.

2. ông ấy bị cận thị.

3. mắt ông ấy còn tốt, không có tật.

4. mắt ông ấy là mắt lão.

Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được các vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu?

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Gợi ý: Dựa ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật viễn thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật viễn thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì.

B. Mắc tật cận thị.

C. Mắc tật viễn thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắt tật gì.

B. Mắt tật cận thị.

C. Mắt tật lão thị.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Người có mắt tốt thì nhìn rõ được những vật.

b. Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được

c. Mắt người già không nhìn rõ được các vật ở

d. Kính cận là thấu kính phân kì, còn kính lão là

1. gần mắt. Cho nên khi đọc sách, người già phải đeo kính lão.

2. thấu kính hội tụ.

3. các vật nằm trong khoảng khá hẹp trước mắt; Chẳng hạn từ 15 cm đến 40 cm trước mắt.

4. Nằm trước mắt từ khoảng khách 25 cm trở ra.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Kính cận là thấu kính

b. Mắt lão là mắt của người già. Mắt lão không nhìn rõ

c. Kính lão là

d. Người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật trước mắt, cách mắt từ

1. thấu kính hội tụ. Kính lão càng “nặng” có tiêu cự càng ngắn.

2. 25 cm đến vô cùng.

3. phân kì. Kính cận càng “nặng” có tiêu cự càng ngắn.

4. các vật ở gần.

Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?

A. Một ngôi sao. 

B. Một con vi trùng.

C. Một con kiến.

D. Một bức tranh phong cảnh.

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ?

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật hay nhìn trực tiếp thấy vật? Có thể làm thí nghiệm đơn giản nào để để chứng minh câu trả lời của em là đúng?

Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn ? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?

Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8 cm.

a. Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ.

b. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo ?

c. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?

Gợi ý: Dựa vào hình vẽ để tính.

a. Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet?

Gợi ý: Hãy dựng ảnh, không cần đúng tỉ lệ. Dựa vào hình vẽ để tính.

b. Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?

c. Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đều đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn?

Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

A. Một người thợ sửa đồng hồ.

B. Một nhà nông nghiên cứu về sâu bọ.

C. Một nhà địa chất nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.

D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được?

A. 10 cm

B. 15 cm

C. 5 cm

D. 25cm

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào?

A. Một ảnh thật, ngược chiều vật.

B. Một ảnh thật, cùng chiều vật.

C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật.

D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật.

Trên giá đỡ của một thấu kính có ghi 2,5x. Đó là:

A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm.

B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.

C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Kính lúp là

b. Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn

c. Số bội giác của một kính lúp là một đại lượng

d. Số bội giác của kính lúp được tính bằng công thức

1. dùng để đánh giá tác dụng của kính. Kính có số bội giác càng lớn sẽ cho ta thu được một ảnh càng lớn trên màng lưới của mắt.

2. G=25/f(cm)

3. 25 cm. Vì nếu tiêu cự dài hơn 25cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng.

4. một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Muốn quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp, ta phải đặt vật

b. Khi đó, kính sẽ cho ta một

c. Tất nhiên, nếu đặt vật sát ngay mặt kính lúp thì

d. Còn nếu ta đặt vật tại tiêu điểm của kính thì

1. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

2. kính sẽ chẳng có tác dụng gì, vì trong trường hợp này không xác định được ảnh.

3. ta cũng sẽ quan sát được ảnh của vật qua kính.

4. trong khoảng tiêu cự của kính.

Một người nhìn vào bể nước theo phương IM (hình 51.1) thì thấy ảnh của một điểm O trên đáy bể. Điểm O có thể nằm ở đâu?

A. Trên đoạn AN.

B. Trên đoạn NH.

C. Tại điểm N. 

D. Tại điểm H.

Quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp ta sẽ thấy:

A. một ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. một ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.

C. một ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.

D. một ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Vật kính máy ảnh là một

b. Kính cận là một

c. Thể thủy tinh là một

d. Kính lúp là một

1. thấu kính hội tụ có tiêu cự có thể thay đổi được.

2. thấu kính hội tụ, dùng để tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật.

3. thấu kính hội tụ bằng thủy tinh, dùng để tạo ra một ảnh thật, nhỏ hơn vật.

4. thấu kính phân kì.

Đặt một vật AB có dạng đoạn thẳng nhỏ, cao 2 cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 5 cm. Thấu kính có tiêu cự 10 cm.

a. Dựng ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.

b. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo ?

c. Ảnh nằm cách thấu kính bao nhiêu xentimet ? Ảnh cao bao nhiêu xentimet ?

Một người quan sát các vật qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 10 cm thì thấy ảnh của mọi vật xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khỏang 50 cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

Người ta muốn chụp ảnh một bức tranh có kích thức 0,48 m x 0,72 m trên một phim có kích thước 24 mm x 36 mm, sao cho ảnh thu được có kích thước càng lớn càng tốt. Tiêu cự của vật kính máy ảnh là 6 cm.

a. Ảnh cao bằng bao nhiêu lần vật ?

b. Hãy dựng ảnh (không cần đúng tỉ lệ) và dựa vào hình vẽ để xác định khoảng cách từ vật kính đến bức tranh.

Trên hình 51.2 có vẽ một tia sáng chiếu từ không khí vào nước. Đường nào trong số các đường 1, 2, 3, 4 có thể ứng với tia khúc xạ?

A. Đường 1.

B. Đường 2.

C. Đường 3.

D. Đường 4.

Thấu kính phân kì có khả năng cho:

A. ảnh thật nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật lớn hơn vật.

C. ảnh ảo nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo lớn hơn vật.

Mắt cận có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Điểm cực cận quá gần mắt. Điểm cực viễn quá xa mắt.

B. Điểm cực cận quá xa mắt. Điểm cực viễn quá gần mắt.

C. Điểm cực cận và điểm cực viễn quá gần mắt.

D. Điểm cực cận và điểm cực viễn quá xa mắt.

Chọn hàng có nội dung đúng trong bảng dưới đây.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì

b. Trong trường hợp tia sáng truyền vuông góc với mặt nước thì

c. Thấu kính hội tụ có thể cho

d. Ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng lớn hơn vật. Trừ trường hợp

1. cả ảnh thật và ảnh ảo. Khi vật nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính thì ảnh sẽ là ảnh thật.

2. vật đặt sát mặt thấu kính.

3. góc tới và góc khúc xạ đều bằng 0. Ta coi như tia sáng truyền thẳng.

4. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Mắt lão giống mắt tốt ở chỗ khi nhìn các vật ở xa  thì không phải đeo kính. Ngược lại,

b. Ngày xưa, muốn chụp ảnh phải lắp phim vào máy ảnh. Còn ngày nay

c. Muốn quan sát rõ chân của con kiến, ta có thể dùng

d. Kính lúp có số bội giác 3x sẽ có

1. trong máy ảnh kỹ thuật số, người ta không cần có phim.

2. kính lúp.

3. tiêu cự là 8,33 cm.

4. chỗ khác nhau là: khi đọc sách, mắt lão phải đeo kính, còn mắt tốt thì không.

Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng.

B. Bóng đèn ống thông dụng.

C. Một đèn LED.

D. Một ngôi sao.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Bút laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng

b. Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm kính màu xanh thì ta được ánh sáng

c. Ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra là ánh sáng

d. Có thể tạo ra ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu

1. trắng.

2. xanh.

3. đỏ.

4. vàng.

Tẩm một ít cồn 900 vào một mẫu bông rồi để vào đĩa đốt, sau đó rắc vài hạt muối vào ngọn lửa. Màu của ánh sáng phát ra là màu gì?

Em có một tấm lọc A màu đỏ và một tấm lọc B màu lục.

a. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc đó thì em sẽ thấy tờ giấy màu gì ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng.

b. Đặt tấm lọc A trước tấm lọc B hoặc đặt tấm lọc B trước tấm lọc A thì màu tờ giấy trong hai trường hợp có như nhau hay không ? Nêu dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra.

Hãy kể ra một số màu mà em thấy được khi nhìn vào một bong bóng xà phòng ở ngoài trời. Một số em hãy cùng quan sát độc lập với nhau rồi so sánh kết quả.

Ta biết rằng phải có ánh sáng màu đi vào mắt mới gây ra cảm giác màu. Những ánh sáng có màu khác nhau chút ít sẽ gây ra cảm giác màu khác nhau chút ít. Ví dụ: Về màu vàng, có thể có màu vàng chanh, màu vàng nhạt, màu vàng sẫm, màu vàng nghệ…

Hãy kể tên một số màu đỏ khác nhau, màu xanh khác nhau và màu tím khác nhau.

Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng trắng?

A. Đèn LED vàng.

B. Đèn neon trong bút thử điện.

C. Đèn pin.

D. Con đom đóm

Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?

A. Đèn LED.

B. Đèn ống thường dùng.

C. Đèn pin.

D. Ngọn nến.

Chỉ ra câu sai. Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:

A. Thắp sáng một đèn LED đỏ.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.

C. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu tím.

Nhúng một tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu gì?

A. Màu trắng.

B. Màu đỏ.

C. Màu lục.

D. Màu đen.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Mặt trời, đèn pin, đèn ống,…

b. Các đèn LED, các đèn ống đỏ, lục, vàng,…

c. Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách

d. Ví dụ: chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ, ta sẽ thu được

1. chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu.

2. một chùm sáng đỏ.

3. là các nguồn phát ánh sáng màu.

4. là các nguồn phát ánh sáng trắng.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Chú ý rằng bột màu không phải là

b. Ánh sáng đỏ sau khi truyền qua tấm kính đỏ sẽ vẫn là

c. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm kính tím thì

d. Mỗi tấm lọc màu là một môi trường trong suốt đối với ánh sáng màu này

1. không trong suốt đối với ánh sáng các màu khác.

2. sau tấm kính, sẽ không có ánh sáng. Ta nói tấm kính tím không trong suốt với ánh sáng đỏ.

3. ánh sáng đỏ. Ta nói rằng tấm kính đỏ là môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ.

4. nguồn phát ra ánh sáng màu.

Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu ?

A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Phân tích một chùm sáng là

b. Trộn hai chùm sáng màu với nhau là

c. Có nhiều cách phân tích một chùm sáng như:

d. Nếu trộn chùm sáng màu vàng với chùm sáng màu lam một cách thích hợp thì

1. ta có thể được chùm sáng màu lục.

2. chiếu chùm sáng cần phân tích qua một lăng kính, chiếu chùm sáng vào mặt ghi của đĩa CD...

3. tìm cách tách từ chùm sáng đỏ ra những chùm sáng màu khác nhau.

4. cho hai chùm sáng đó gặp nhau.

a. Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng… ở ngoài trời, ta có thấy những màu gì?

b. Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu ?

c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không ? Tại sao ?

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào nêu dưới đây : đỏ, vàng, da cam, lục, tím?

Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.

D.  Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Hãy làm thí nghiệm sau để có thể trả lời câu hỏi của bài. Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía (hình 53-54.1). Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Cùng làm thí nghiệm trên với đèn LED đỏ, rồi chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ thấy ánh sáng màu đỏ.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ thu được một vệt sáng màu gì?

A. Màu đỏ

B. Màu vàng.

C. Màu lục.

D. Màu lam.

Tại mỗi điểm trên màn hình của một tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Hỏi nếu cả ba hạt đều được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?

A. Màu vàng

B. Màu xanh da trời.

C. Màu hồng.

D. Màu trắng.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Nhìn một bóng đèn dây tóc nóng sáng (phát ra ánh sáng trắng) qua một lăng kính ta thấy

b. Nhìn một bóng đèn đỏ hình quả nhót (thường thắp ở các bàn thờ) qua một lăng kính, ta cũng thấy

c. Nhìn một bóng đèn LED đỏ qua một lăng kính ta chỉ thấy

d. Có ánh sáng đỏ đơn sắc và

1. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này không phải là ánh sáng đơn sắc.

2. có ánh sáng đỏ. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này là ánh sáng đơn sắc.

3. ánh sáng đỏ không đơn sắc.

4. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Chiếu chùm sáng màu đỏ và chùm sáng màu lục vào cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng, ta sẽ

b. Cho ánh sáng vàng, có được do trộn ánh sáng đỏ và ánh sáng lục với nhau, chiếu vào mặt ghi của một đĩa CD. Quan sát kĩ ánh sáng phản xạ trên mặt đĩa. Nếu

c. Nếu trong thí nghiệm nói ở câu b, ngoài các ánh sáng màu vàng, đỏ và lục, ta còn thấy có

d. Như vậy, có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc với nhau để được

1. chỉ thấy có các ánh sáng màu vàng, màu đỏ và màu lục thì có thể kết luận các ánh sáng màu đỏ và màu lục nói trên là các ánh sáng đơn sắc.

2. các ánh sáng màu khác nữa, thì ít nhất một trong hai ánh sáng đỏ và lục, dùng để trộn với nhau, không phải là ánh sáng đơn sắc.

3. một ánh sáng không đơn sắc có màu khác. Đó là cách trộn màu ánh sáng trên các màn hình của tivi màu.

4. thấy có một vết sáng màu vàng, rõ ràng màu vàng này là màu không đơn sắc.

Chọn câu đúng.

A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.

B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.

C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.

D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Những loại gấm óng ánh hai màu có đặc tính là

b. Ban đêm, nhìn các vật đều thấy đen vì

c. Có thể thay đổi màu sắc quần áo diễn viên trên sân khấu bằng cách

d. Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
(truyện kiều- Nguyễn Du)

Màu của rừng cây phong về mùa thu thường là

1. màu vàng úa.

2. thay đổi màu của ánh sáng chiếu lên sân khấu.

3. theo góc độ này thì phản xạ tốt ánh sáng màu này, theo góc độ khác thì phản xạ tốt ánh sáng màu khác.

4. không có ánh sáng chiếu đến các vật.

Hỡi cô tác nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?

(Ca dao)

a. Lúc nào thì ánh trăng màu vàng (vào chập tối hay vào đêm khuya ) ?

b. Tại sao trong nước lại có ánh trăng ?

Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong một cái cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh?

Gợi ý : Đề giải thích, hãy làm thí nghiệm như sau.

Lấy hai cốc giống nhau, có thành và đáy bằng thuỷ tinh trong suốt. Đổ đầy nước trong vào một cốc rồi pha một ít mực xanh vào đó. Khi mực đã tan đều thì sẻ một ít sang cốc kia. Đặt hai cốc trên một tờ giấy trắng. Hãy quan sát chúng theo phương ngang và theo phương thẳng đứng từ trên xuống và rút ra nhận xét cần thiết để giải bài này.

Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

A. trắng

B. đỏ.

C. hồng.

D. tím.

Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng màu lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

A. đỏ

B. vàng.

C. lục.

D. xanh thẫm, tím hoặc đen.

Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ chiếc ôtô, ta thấy: lốp ôtô màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ôtô có cắm lá cờ màu đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì?

Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.

B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.

C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.

D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Ta nhìn thấy một vật có màu nào thì có

b. Màu sắc của các vật mà ta thường nói hằng ngày là

c. Tuy nhiên, màu sắc các vật mà ta thấy được phụ thuộc vào

d. Một vật màu đỏ, đặt dưới ánh sáng lục thì sẽ

1. màu sắc ánh sáng chiếu vào vật đó.

2. có màu đen.

3. ánh sáng màu đó đi từ vật tới mắt ta.

4. màu sắc của chúng mà ta thấy được dưới ánh sáng trắng.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Các vật không phát sáng thì không phải là các

b. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật thì rất khác nhau nên

c. Vật màu đỏ thì tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ, nhưng tán xạ kém

d. Vật màu đen không

1. ánh sáng có màu khác

2. tán xạ bất kì một ánh sáng màu nào.

3. dưới ánh sáng trắng, mỗi vật có một màu nhất định.

4. nguồn sáng. Ta nhìn được chúng vì chúng tán xạ ánh sáng từ các nơi chiếu đến.

Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng ?

A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.

B. Kê bàn học sinh cạnh cửa sổ cho sáng.

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Ánh sáng chiếu vào màng lưới của mắt sẽ gây ra cảm giác sáng.

b. Ánh sáng mặt trời làm cho nước ở biển, hồ, ao, sông ngòi…bay hơi lên cao tạo thành mây.

c. Ánh sáng mặt trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ tinh vừa làm cho pin phát điện, vừa làm nóng bộ pin.

d. Ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây đồng thời gây ra quá trình quang hợp và quá trình quang hợp và quá trình bay hơi nước

1. Ở đây ta thấy đồng thời xảy ra tác dụng sinh học và tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2. Ở đây không thể tách riêng tác dụng quang điện với tác dụng nhiệt của ánh sáng được.

3. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

4. Điều này chi thấy vai trò quan trọng của tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ôtô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như như bạc, màu trắng, màu vàng,…

Ta đã sử dụng những tác dụng nào của ánh sáng trong những công việc sau đây?

a. Phơi lạc ra nắng cho đỡ mốc.

b. Mở tivi hoạt động bằng cái điều khiển từ xa. Biết rằng khi bấm cái điều khiển thì nó phát ra ánh sáng hồng ngoại mà mắt ta không nhìn thấy được. Ánh sáng này tác dụng vào bộ phận thu của tivi làm cho tivi hoạt động.

c. Ở một bệnh viện, người ta dùng tia tử ngoại để diệt trùng ở các hành lang. Tia tử ngoại là một loại ánh sáng không gây ra cảm giác sáng.

Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?

A. Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.

B. Tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.

C. Tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.

D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt.

Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt trời trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?

A. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt.

B. Chỉ gây ra tác dụng quang điện.

C. Gây ra đồng thời tác dụng quang điện và tác dụng nhiệt.

D. Không gây ra tác dụng nào  cả.

Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta sử dụng tác dụng gì của ánh sáng mặt trời.

A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.

B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.

C. Đối với người  già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.

D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.

Trong tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện của ánh sáng thì có những sự biến đổi năng lượng nào?

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào một vật thì nó sẽ làm nóng vật đó lên. Đó là

b. Trong việc chữa bệnh còi xương , người ta cho trẻ em ngồi dưới ánh sáng của đèn thủy ngân. Ánh sáng này sẽ kích thích quá trình hấp thụ canxi của xương. Đó là

c. Khi phơi pin quang điện ra ánh sáng thì sẽ xuất hiện dòng điện chạy trong mạch điện của pin. Đó là

d. Tác dụng nhiệt luôn luôn đi kèm

1. tác dụng sinh học của ánh sáng đèn thuỷ ngân

2. tác dụng quang điện của ánh sáng .

3. với các tác dụng khác của ánh sáng. Chẳng hạn như, khi chiếu ánh sáng vào pin quang điện, ta thấy xuất hiện dòng điện đồng thời pin cũng bị nóng lên một chút.

4. tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt trời.

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Trong các tác dụng của ánh sáng thì

b. Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì quang năng được

c. Trong tác dụng sinh học của ánh sáng thì quang năng được

d. Trong tác dụng quang điện của ánh sáng thì quang năng được

1. biến thành năng lượng cần thiết cho các quá trình biến đổi trong thực vật và động vật.

2. biến thành điện năng.

3. quang năng được biến thành các dạng năng lượng khác.

4. biến thành nhiệt năng.

Trò chơi ô chữ thứ nhất

Hàng 1. Thấu kính có khả năng cho ảnh thật của ngọn nến.

Hàng 2. Dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ.

Hàng 3. Điểm trên thấu kính mà tia sáng qua đó sẽ truyền thẳng.

Hàng 4. Thấu kính chỉ có thể tạo ảnh ảo của một ngọn nến.

Hàng 5. Dụng cụ dùng để ghi hình.

Hàng 6. Phần tia sáng ở trong nước khi truyền từ không khí vào nước.

Hàng 7. Điểm trên trục chính mà chùm tia song song với trục chính, sau khi qua thấu kính sẽ hội tụ tại đó.

Hàng 8. Mắt không nhìn được các vật ở xa.

Hàng 9. Bộ phận quang trọng nhất của các máy ảnh.

Hàng 10. Đại lượng đặc trưng quan trọng của một kính lúp. 

Cột dọc sẫm màu: Một dụng cụ quang học giúp ta nhìn được cả các vi khuẩn.

Trò chơi ô chữ thứ hai

Hàng 1. Thứ ánh sáng khi trộn với hai ánh sáng lục và lam sẽ cho ánh sáng trắng.

Hàng 2. Tên gọi khác của năng lượng ánh sáng.

Hàng 3. Ánh sáng được tạo ra khi trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lục.

Hàng 4. Tác dụng lên các sinh vật của ánh sáng.

Hàng 5. Ánh sáng do Mặt trời, đèn ôtô, đèn ống,…phát ra.

Hàng 6. Tác dụng làm nóng các vật của ánh sáng.

Hàng 7. Tác dụng điện của ánh sáng.

Hàng 8. Màu của vật có khả năng tán xạ tốt mọi ánh sáng màu. 

Hàng 9. Sự tách một chùm sáng thành các chùm sáng màu khác nhau. 

Hàng 10. Màu của vật không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

Cột dọc sẫm màu: Một thứ ánh sáng màu

Copyright © 2021 HOCTAP247