Trang chủ Lớp 11 Vật lý Lớp 11 SGK Cũ Chương 2: Dòng Điện Không Đổi

Chương 2: Dòng Điện Không Đổi

Chương 2: Dòng Điện Không Đổi

Lý thuyết Bài tập

Khi dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?

Bằng những cách nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn?

Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?

Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?

Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào?

Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Lực kế

B. Công tơ điện

C. Nhiệt kế

D. Ampe kế.

Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?

A. Niu tơn (N).

B. Ampe (A).

C. Jun (J).

D. Oắt (w).

Chọn câu đúng.

Pin điện hóa có

A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất.

B. hai cực là hai vật dẫn khác chất.

C. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.

D. hai cực đều là cách điện.

Hai cực của pin điện hóa được ngâm chất điện phân là dung dịch nào sau đây?

A. Chỉ là dung dịch muối.

B. Chỉ là dung dịch Axit.

C. Chỉ là dung dịch Bazo.

D. Một trong các dung dịch kể trên.

Trong các pin điện hóa có sự dịch chuyển từ năng lượng nào sau đây thành điện năng?

A. Nhiệt năng.

B. Thế năng đàn hồi.

C. Hóa năng.

D. Cơ năng.

Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?

A. Culông (C).

B. Vôn (V).

C. Hec (Hz).

D. Ampe (A).

Tại sao có thể nói Acquy là một pin điện hóa? Acquy hoạt động như thế nào để có thẻ sử dụng nhiều lần?

Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 0,2 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Trong khoảng thời gian hoạt động đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường dộ dòng điện trung bình đo được là 6A. Khoảng  thời gian dòng công tắc là 0,50 s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nói động cơ của tủ lạnh.

Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính  công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.

Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực nào thực hiện? Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua.

Hãy nêu tên một công cụ hay một thiết bị điện cho mỗi trường hợp dưới đây:

a) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.

b)  Khi hoạt động biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.

c) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.

d) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành năng lượng hóa học và nhiệt năng.

Công suất tỏa nhiệt của một đoạn mạch là gì và được tính bằng công thức nào?

Công của nguồn điện có mối liên hệ gì với điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín? Viết công thức tính công và công suất của nguồn.

Chọn câu đúng.

Điện năng tiêu thụ được đo bằng.

A. Vồn kế.

B. Công tơ điện.

C. Ampe kế.

D. Tĩnh điện kế.

Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?

A. Jun (J).

B. Oat (W)

C. Niutơn (N).

D. CuLông (C).

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong một giờ, biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây là 6V.

Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V – 1000 W.

a) Cho biết ý nghĩa các số ghi trên  dãy.

b) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính  thời gian đun nước biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J (Kg.k)

Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bong đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15p và tính công suất của nguồn điện khị đó. 

Định luật Ôm cho toàn mạch đề cập tới loại mạch điện kín nào? Phát biểu định luật và viết hệ thức biểu thị định luật đó.

Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là gì? Phát biểu mối liên hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín.

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và có thể gây ra những tác hại gì? Có cách nào để tránh được hiện tượng này?

Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào Rcủa mạch ngoài?

a. Utăng khi Rtăng.

b. Utăng khi Rgiảm.

c. UN không phục thuộc vào RN.

d. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dẫn khi RN tăng dẫn từ 0 đến vô cùng.

Mắc một điện trở 14 \(\Omega\) vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1 \(\Omega\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4 V.

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của nguồn điện.

b) Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện khi đó.

Điện trở trong của một acquy là 0,06 Ω trên vỏ của nó ghi là 12V. Mắc vào hai cực của nó một bóng đèn ghi 12V – 5W.

a) Chứng tỏ rằng bóng đèn khi đó gần như sang bình thường và tính công suất tiêu thụ thực tế.

b) Tính hiệu suất của nguồn điện trong trường hợp này.

Nguồn điện có suất điện động là 3V và có điện trở trong là 2 Ω. Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6 Ω vào hai cực của nguồn điện này.

a) Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn.

b) Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì bóng đèn còn lại sang mạnh hay yếu hơn so với trước đó.

Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều như thế nào?

Hãy trình bày các mối quan hệ trong đoạn mạch có chứa nguồn điện.

Một acquy có suất điện động và điện trở trong là\(\varepsilon = 6v, r = 0,6 \Omega\) sử dụng acquy này thắp sáng bóng đèn có ghi là 6V – 3W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi đó.

Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lướt là:

là \(\varepsilon _1 = 4,5v, r_1 = 3 \Omega\)

là \(\varepsilon _2= 3v, r_2 = 2 \Omega\)

Mắc hai nguồn thành mạch điện kín như sơ đồ sau. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế UAB

Trong mạch điện có sơ đồ như hình sau. hai pin có cùng suất điện động và điện trở trong là \(\varepsilon = 1,5v, r = 1 \Omega\)

Hai bóng đèn giống nhau cũng số ghi trên đèn là 3V – 0,75 W.

a) Các đèn có sáng bình thường không? Vì sao.

b) Tính hiệu suất của bộ nguồn.

c) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin.

d) Nếu tháo bớt mỗi bóng đèn thì còn lại có công suất tiêu thụ điện năng là bao nhiêu?

Cho mạch điện như hình 11.3. Trong đó nguồn điện có ξ = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở \(R_1 = R_2 = 30 \Omega ; R_3 = 7,5 \Omega\)

Hình 11.3 bài 1 trang 62 SGK Vật lí lớp 11

a) Tính điện trở mạch tương đương Rcủa mạch ngoài.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài.

Cho mạch điện có sơ đồ như hinh 11.4, trong đó các acquy có suất điện động ξ1 = 12V; ξ2 = 6V và có các điện trở trong là không đáng kể.

Các điện trở \(R_1 = 4 \Omega R_2 = 8 \Omega\)

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

b) Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở.

c) Tính công suất của mỗi acquy và năng lượng mà mỗi acquy cung cấp trong 5 phút.

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 11.5, trong đó nguồn điện có suất điện động \(\varepsilon = 12V\), và điện trở trong là \(r = 1,1 \Omega\); điện trở \(R = 0,1 \Omega\).

 

a) Điện trở x phải có trị số bao nhiêu để công suất tiêu thụ ở ngoài mạch là lớn nhất?

b) Điện trở x phải có trị số bao nhiêu để công suất tiêu thụ ở điện trở này là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

Copyright © 2021 HOCTAP247