Bài tập 3 trang 64 SGK Hóa học 12

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 3 trang 64 SGK Hóa học 12

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa?

Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn.

Về monome:

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền. Ví dụ như:  PVC, tơ capron, cao su buna-S...

- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. Ví dụ như Phản ứng tạo nilon-6; nilon-6,6; poli(etylen terephtalat)

Về phân tử khối:

- Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

- Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

 

-- Mod Hóa Học 12

Copyright © 2021 HOCTAP247