Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5o, được coi là nhỏ, các chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,643 và nt = 1,685. Cho một chùm ánh sáng trắng hẹp rọi vào một mặt bên của lăng kính, dưới góc tới i nhỏ. Tính góc giữa tia tím và tia đỏ sau khi ló ra khỏi lăng kính.
Nhận định và phương pháp:
Bài 5 là dạng bài tính góc giữa tia tím và tia đỏ sau khi ló ra khỏi lăng kính , dữ kiện đề bài cho ta là các thông số của góc chiết quang và các chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím
Ta tiến hành giải bài này theo các bước như sau:
Bước 1: Sử dụng công thức tính góc lệch D = (n-1) A
Bước 2: Thay số và tính toán đối với các chiết suất của ánh sáng đỏ và ánh sáng tím
Bước 3: Tính góc lệch giữa tia đỏ và tia tím là: ∆D = \(D_t\) – \(D_d\)
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 5 như sau:
Ta có :
Coi góc chiết quang là nhỏ nên góc lệch được tính theo công thức: D = (n-1) A
Với \(n_{d}\) = 1,643 thì \(D_d\) = 0,643.5 = \(3,125^o\)
Với \(n_{t}\) = 1,685 thì \(D_t\) = 0,685.5 = \(3,425^o\)
Góc lệch giữa tia đỏ và tia tím là: ∆D = \(D_t\) – \(D_d\) = \(0,21^o\)= 12,6’
-- Mod Vật Lý 12
Copyright © 2021 HOCTAP247