Bài 13 trang 107 SGK Toán 6 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Vẽ hình theo các  cách diễn đạt sau:

a, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B(  Ba điểm N,A,B thẳng hàng).

b, Điểm B nằm giữa A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Hướng dẫn giải

Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.

Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.

Với 3 điểm A, C, B như hình vẽ sau ta có thể nói:

- Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.

- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.

- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.

- Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B.

Nhận xét: trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Lời giải chi tiết

a, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (Ba điểm N,A,B thẳng hàng) 

nên cả 4 điểm này cùng thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng).

Chúng ta có hai cách vẽ:

Cách 1:

Cách 2:

b) Điểm B nằm giữa A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Điểm B nằm giữa hai điểm A và N nên 3 điểm B, A, N thẳng hàng.

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên 3 điểm B, A, M thẳng hàng.

Do đó, cả 4 điểm A, B, M, N đều thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng).

Copyright © 2021 HOCTAP247