Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Con Rồng cháu Tiên Nêu cảm nghĩ của em về “Truyện con Rồng cháu Tiên”

Nêu cảm nghĩ của em về “Truyện con Rồng cháu Tiên”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nêu cảm nghĩ của em về “Truyện con Rồng cháu Tiên”

Truyện con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết thật đẹp nói về nguồn gốc dân tộc vẻ vang của người Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng: Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên cùng Âu Cơ giống Tiên.

Nàng Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai. Lạc Long Quân đem năm mươi người con xuống biển. Âu Cơ đem năm mươi người con lên rừng. Về sau, người Việt Nam ta thường tự hào nhắc đến nguồn gốc mình là con Rồng cháu Tiên.
 
Truyện kể có những chi tiết thật thần kì nói về Lạc Long Quân. Rồi họ thành vợ chồng. Đây có lẽ là một trong những mối tình đẹp nhất trong truyền thuyết cổ của người Việt.

Nàng Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai. Một trăm con trai ấy cũng rất đẹp, “con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần”.
 
Lạc Long Quân nòi Rồng. Âu Cơ dòng Tiên. Người ở miền nước thẳm, người ở chốn non cao, vì thế tính tình tập quán khác nhau. Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống biển. Âu Cơ đem năm mươi con lên rừng. Nhưng trước khi đi họ hẹn nhau “có việc thì giúp đỡ nhau”. Người xưa không hề vì khác dòng giống mà xem thường nhau, bài xích nhau, trái lại họ tôn trọng nhau và gắn bó với nhau.
 
Cái bọc trăm trứng tượng trưng cho nguồn gốc chung của mọi dân tộc trên dải đất Việt. Dù trên rừng, dưới biển cũng đều từ một bọc sinh ra, đều là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, tức đều là dòng giống vẻ vang cả. Truyện đề cao ý thức tự hào dân tộc cho mỗi người Việt Nam. Đồng thời nó nhắn nhủ mọi người hãy đoàn kết thương yêu nhau. Dù có người thế này, người thế khác nhưng cũng đều chung một nguồn gốc tổ tiên. 

Hình tượng sinh ra trong cùng một bọc là cội nguồn của hai tiếng “đồng bào” mãi mãi nghe rất thân thương. Hai tiếng “đồng bào” khi Bác Hồ nói trong ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 năm 1945: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không” vừa thể hiện tình thương nhân ái bao la của Người, vừa nhắn nhủ mọi người đoàn kết, thương yêu nhau như con một mẹ. Hai chữ “đồng bào” ấy chính là linh hồn của câu ca dao:
 
Nhiễu điều phú lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
 
Em yêu truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, vì đó là câu chuyện thơ mộng về cội nguồn chung của tất cả cư dân người Việt.

Copyright © 2021 HOCTAP247