Bánh chưng bánh giầy vốn là món ăn truyền thông mỗi mùa tết đến xuân về, hay những dịp đặc biệt trong năm mà dân ta vẫn thường làm để cúng lên tổ tiên. Vậy bạn đã biết ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy là gì chưa? Hãy để giải đáp ở trong bài viết này nhé <3
Có 2 cách giải đáp cho ý nghĩa của sự tính bánh chưng bánh giầy:
Có 4 ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh giầy:
- Một là ý nghĩa giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết
- Hai là đề cao trí thông minh cũng như lòng hiếu thảo của người lao động, của người nông
- Ba là đề cao sự tôn kính tổ tiên
- Bốn là đề cao đạo lí thờ kính tổ tiên của dân tộc ta
Truyền thuyết lý giải cho nguồn gốc của hai thứ bánh tiêu biểu là bánh chưng bánh giầy mà buộc phải có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. Sự tích cũng là lời ca ngợi dành cho thành tựu văn minh nông nghiệp của nước ta ở thời đầu xây dựng, đề cao sự thông minh cũng như lòng hiếu thảo của người lao động luôn hướng về cội nguồn.
Việc vua Hùng chọn Lang Liêu làm người kế vị không có gì lạ, một vị vua không đơn thuần cần có đức có tài mà có cả lòng hiếu thảo nghĩ về công ơn của tổ tiên. Ngoài ra Lang Liêu cũng là một người sống với nhân dân, làm những công việc lao động nên biết được sự vất vả từ đó mà coi trọng, trân trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân.
Ý nghĩa của sự tích bánh chưng bánh giầy kết lại cuối cùng là ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm >>> Em có suy nghĩ gì về việc chọn người nối ngôi của vua Hùng (truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy)
Trên đây là bài viết lý giải về ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy mà muốn gửi đến bạn học, chúc các bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247