Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự- Soạn văn lớp 6

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

  a) Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

  1. Vua Hùng kén rể.
  2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
  3. Vua Hùng ra điều kiện chọn kể.
  4. Sơn Tinh đến trước, được vợ.
  5. Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
  6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
  7. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
  • Vua Hùng kén rể: là sự việc khởi đầu.
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn; vua Hùng ra điều kiện kén rể;
  • Sơn Tinh đến trước được vợ: là các sự kiện phát triển.
  • Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh: là sự việc cao trào.
  • Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút về; hàng năm Thủy Tinh vẫn khởi chiến nhưng đều thua: đó là sự việc kết thúc.

- Các sự việc trên có môi nhân quả chặt chẽ: Việc vua Hùng kén rể dẫn đến việc hai thần cùng đến cầu hôn. Hai thần cùng cần hôn dẫn đến việc vua phải đưa ra điều kiện chọn rể. Việc này lại dẫn đến việc Sơn Tinh đến sớm, lấy được vợ. Việc Sơn Tinh được vợ dẫn đến chuyên Thủy Tinh nổi giận đánh Sơn Tinh. Việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh dẫn đến việc hai bên giao tranh dữ dội. Việc giao tranh năm đó và các năm sau dẫn đến việc thất bại của Thủy Tinh.

b) Sáu yếu tô của văn tự sự thế hiện trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

  • Chuyên do ai làm; do Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng làm.
  • Việc xảy ra o đâu: việc xảy ra ở miền Bắc nước ta.
  • Việc xảy ra lúc nào: việc xảy ra vào thời Hùng Vương thứ 18.
  • Nguyên nhân: nguyên nhân của sự việc là do vua kén rể và Sơn Tinh lược vợ.
  •  Diễn biên: vua kén rể - Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn - vua ra điều kiện chọn rể - Sơn Tinh đến sớm, được vợ - Thủy Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh - Hai bên giao tranh.
  • Kết quả: cuối cùng Thủy Tinh thua cuộc.

 -  Ta không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm vì làm thế, câu chuyện sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể và mất đi tính lịch sử của nó.

  • Việc giới thiệu tài năng của Sơn Tinh là cần thiết vì đó là điều kiện để có thể đánh thắng Thủy Tinh.
  • Không thể bỏ việc vua Hùng ra điều kiện kén rể vì đó là một chi tiết then chốt dẫn đến sự việc Sơn Tinh được vợ.
  • Việc Thủy Tinh nổi giận là vô lí vì vua đã ra điều kiện trước, ai làm đúng với điều kiện đó thì được kén làm con rể vua Hùng và Sơn Tinh đã đôn sớm nên được vợ là phải, Thủy Tinh đến chậm (không hợp điều kiện) nên không cưới được vợ là đúng.

     c) Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đôi với Sơn Tinh và vua Hùng là: vua Hùng đã rất công bằng khi đề ra điều kiện kén rể.

      Sơn Tinh khi trổ tài đã tỏ ra vượt trội hơn Thủy Tinh và có thể chế ngự được tài năng của Thủy Tinh. Còn một chi tiết nữa là các thứ mà vua đề ra để làm sính lễ: "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao" cùng với "cơm nếp, bánh chưng" đều là những thứ có sần miền rừng núi và trên cạn. Như vậy thì Sơn Tinh sẽ thuận lợi hơn Thủy Tinh rất nhiều trong việc tìm kiếm các thứ lễ vật dẫn cưới đó. Nói về sự chiến thắng của Sơn Tinh người kế cũng tỏ ý thật vui mừng hả dạ.

  • Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa khẳng định sức mạnh hơn hẳn của Sơn Tinh.
  • Không thể cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh vì như vậy lũ lụt sẽ xảy ra, người chết, nhà cửa bị trôi đi, đồng ruộng ngập nước, nạn đói kém sẽ xảy ra kéo theo dịch bệnh.
  • Không thể xóa bỏ việc "hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh" vì đó là một thực tế: năm nào, về mùa lũ, nước sông cũng dâng cao đe dọa tính mệnh và tài sản của dân ta.

    2. Nhân vật trong văn tự sự:

   a) Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc, đồng thời cũng là người được thể hiện, được nói tới.

  • Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng thứ mười tám, công chúa Mị Nương, các Lạc hầu.
  • Nhân vật chính là: Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng có vai trò quan trọng nhất.
  • Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng được kể tới nhiều lần.
  • Nhân vật phụ là vua Hùng, Mị Nương, các Lạc hầu.

    Nhưng những nhân vật này vẫn cần thiết phải có, không thể bỏ.

   b) Nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh dược kể như sau:

  • Được gọi tên: vua Hùng thứ mười tám, MỊ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Được giới thiệu bù lịch, tính tính, tài nàng: Vua Hùng là nhà vua thứ mười tám Mị Nương là con vua Hùng, người đạp như hoa, tính nết dịu hiền

  Sơn Tinh người vùng núi Tản Viên, có tài phép di chuyển được núi đồi.

  Thủy Tinh người miền biển có tài gọi gió, hô mưa.

  • Được kể việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói:

   Vua Hùng muốn kén rể cho con đã nêu ra điều kiện dể lựa chọn chàng rể tài ba. Điếu kiện đó dược kể rõ trong lời nói của nhà vua.

  Sơn Tinh biểu diễn phép lạ và đã đến sớm hơn Thủy Tinh nên đón được Mị Nương về làm vợ. .

   Thủy Tinh cũng trổ tài nhưng đến chậm nên tức giận mà khởi chiến đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau kịch liệt nhưng Thủy Tinh đánh không

Chú ý:

  •   Sự việc trong văn tự sự được kể sự việc xảy ra một cách cụ thể, về thời gian, không gian, nhân vật. Có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...

         Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn diễn đạt.

  •  Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...

II.  LUYỆN TẬP

  1. Chỉ ra các việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:
  • Vua Hùng muốn kén rể và đã chọn được Sơn Tinh để gả Mị Nương.
  • Mị Nương, con gái nhà vua đi lấy chồng.
  • Sơn Tinh trổ tài rồi mang lễ vật tới trước nên đã lấy được Mị Nương. Sơn Tinh dời đồi, bốc từng dãy núi chống lại sự tấn công quyết liệt của Thủy Tinh và đã chiến thắng.
  •  Thủy Tinh cũng biểu diễn phép lạ nhưng lại là người mang lẽ vật tới sau nên không cưới được Mị Nương, do đó đã nổi giận dâng nước và làm nên giông bão đánh Sơn Tinh, nhưng cuối cùng đã thât bại lui binh. Tuy thế, mỗi năm một lần, Thủy Tinh vẫn gây chuyện chiến tranh. Sơn Tinh dũng cảm chống đỡ nên Thủy Tinh vẫn không thắng nổi.

   a. Nhận xét vai trò ý nghĩa của các nhân vật:

  • Vua Hùng và Mị Nương chỉ có vai trò phụ trong truyện và không mang ý nghĩa nào nổi bật. Tuy nhiên việc nhà vua kén rể lại là nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc giao chiến giữa hai thần.
  • Thủy Tinh và Sơn Tinh có vai trò chính trong truyện. Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh của lũ lụt hàng năm đe dọa cuộc sống của nhân dân ta. Sơn Tinh là nhân vật có ý nghĩa cao đẹp vì Sơn Tinh tượng trưng cho ý chí, cho sức mạnh và ước vọng của nhân dân ta trong việc ngăn chặn thiên tai để bảo vệ cuộc sống của mình.

   b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc của các nhân vật chính: Hai thần cùng đến cầu hôn Mị Nương.

   Sơn Tinh trổ tài hóa phép dời chuyển núi đồi.

   Thủy Tinh cũng biểu diễn phép thuật gọi gió, hô mưa.

   Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên đón được Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh đến chậm, nổi giận, dâng nước và làm bão lũ đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh hóa phép chông lại. Thủy Tinh không thắng cuộc phải lui quân nhưng hàng năm vẫn chưa nguôi giận nên vẫn gây chiến.

   c. Tác phẩm gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh để làm nổi bật các nhân vật chính và những sự việc cốt lõi của câu chuyện.

   Nếu đổi tên truyện là Truyện vua Hùng kén rể thì tên này không bao quát được ý nghĩa chính của câu chuyện.

  Nếu lấy tên truyện là Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh thì quá dài dòng và làm mờ nhạt đi hình ảnh của hai nhận vật chính.

  Nếu lấy tên truyện là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì cũng làm mờ nhạt nhân vật chính Thủy Tinh.

2. Cho nhan đề truyện Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan để ây.

                                      Bài tham khảo

  Mở bài: Nam là học sinh lớp 6A. Biết tính Nam rất hiếu động nên hôm qua trước khi đi chợ xa, mẹ Nam đã dặn Nam: "Ớ nhà một mình, con chớ có nghịch ngợm và đặc biệt là không trèo cây vì trèo cây nguy hiểm lắm! Con có nhớ không?". Nam trả lời mẹ: "Dạ, con nhớ mẹ ạ!". Tuy nhiên, mẹ vừa ra khỏi nhà một lát là Nam đã quên ngay lời mẹ dặn và chạy tót ra vườn chơi. Ra vườn Nam đi hết gốc này sang gốc nọ, chợt Nam nhìn thấy trên một cành  

cành xoài cao có một quả xoài chín cây đã ửng vàng. Nam quyết hái trái xoài ấy xuống ăn. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam bắt đầu trèo lên cây xoài.                                        

    Thân bài: Nam bám hai tay vào thân cây xoài và quặp hai bàn chân vào  phía dưới gốc rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn, Nam đu người lên rồi đứng hẳn lên cành xoài đó. Nam  với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, không với tới được. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người hái trái xoài treo đung  đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín thì rắc một cái cành cây mà Nam đang đạp chân lên gẫy gục xuống vì nó không chịu đựng nổi sức nặng của Nam. Thế là Nam tuột tay rơi huỵch xuống đất nằm sõng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà và bò lên giường nằm. Mẹ Nam về đến nhà thây thế liền vội vàng chở Nam đi bệnh viện. Sau khi chiếu điện xong, bác sĩ báo: 'Xương đùi trái bị nứt một chỗ, bây giờ phải bó bột, sau một thời gian nó sẽ tự lành".

   Kết bài: Hơn hai tháng sau, chỗ bó bột mới được gỡ ra. Bác sĩ xem phim chụp hình xong bảo: "Chỗ nứt đã lành nhưng vẫn còn yếu, phải giữ gìn cẩn thận khi đi lại". Sau lần gẫy xương đó, Nam ân hận vô cùng. Vì không nghe lời mẹ, Nam đã bị đau đớn nhiều lại làm mẹ phải lò lắng và tốn kém. Nam tự hứa, từ nay, mẹ cha đã dặn bảo điều gì thì Nam sẽ hết sức nghe theo, làm theo, không dám trái lời.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247