Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ- Soạn văn lớp 6

Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 I. ĐỌC BÀI THƠ NHỮNG CÁI CHÂN

                                            Cái gậy có một chân

                                            Biết giúp bà khòi ngã

                                           Riêng cái võng Trường Sơn

                                           Không chân, đi khắp nước.

                                                                       (Vũ Quần Phương)

     1. Chân: một bộ phận của cơ thể con người hay loài vật, thường ở dưới cùng, có chức năng nâng đỡ cơ thể và chức nống đi lại, chuyển dịch từ nơi này sang nơi khác.

   Đó là nghĩa gốc của từ "chân".

    Ngoài ra từ "chân" còn nhiều nghĩa chuyển được hình thành từ nghĩa gốc như: chân ghế, chân tủ, chân giường, chân đèn, chân kiềng, chân tường, chân tháp, chân núi, chân mây, chân trời, chân vịt (của tàu thủy) ...

   2. Tim thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ "chân":

   - Mặt: mặt người hay con vật (nghĩa gốc).

   Nghĩa chuyển: măt đất, mặt trời, mặt trăng, mặt nước, mặt sông, mặt biển, mặt bàn, mặt ghế, mặt cỏ, mặt tủ, mặt sàn, mặt nền, mặt thớt, mặt đường, mặt phố...

   - Miệng: bộ phận của người hay loài vật dùng để ăn và có thể thêm chức năng nói thành lời, kêu thành tiếng. Đó là nghĩa gốc của từ "miệng".

   Nghĩa chuyển: miệng nồi, miệng ấm, miệng chén, miệng lu, miệng vại, miệng hố, miệng vực, miệng hầm...

   3.Một số từ chỉ có một nghĩa: kiềng, súng, bếp, thận, gan, óc...

  II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

  1. Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:
  •   Nghĩa gốc của từ chân có ý chỉ bộ phận dưới cùng có chức năng nâng đỡ các bộ phận ở trên.
  •   Nghĩa chuyển của từ chân cũng hình thành  trên cơ sở hai ý này (hoặc một trong hai ý này).  Ví dụ: chân núi chỉ phần dưới cùng của quả núi, phần này nâng đỡ phần trên của núi.

   2. Thông thường, trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với một nghĩa.

 

 

   3. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa chuyển- chân gậy, chân com-pa, chăn kiềng, chân bàn và nghĩa gốc: võng không chân.

   Tóm tắt:

  • Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra các từ nhiều nghĩa.
  • Trong từ nhiều nghĩa có:
  • Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

       • Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên

trong một số trường hợp nhất định, từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

   III. LUYỆN TẬP

1. Ba từ chí bộ phận người và một sô" ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng: Mắt người - chuyển nghĩa: mắt lưới, mắt na, mắt sàng, mắt khóm, mắt tre, mắt xích...

Ruột người - chuyển nghĩa: ruột bút, ruột xe...

Tai người - tai ấm, tai cối xay...

   2. Trong tiếng Việt, có một sô" từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người. Ví dụ: quả thận, trái tim, gan, cuống phổi...

   3. Tìm thêm  dụ vể những từ:

a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

cái cưa- cưa gỗ

cái bào- bào gỗ

các đục- đục gỗ

b) hành động chuyên thành đơn vị 

cái khoan - khoan gỗ

cái sàng-sàng gạo

cái quạt -quạt lúa

gánh củi đi - một gánh củi

bó lúa vào - hai bó lúa

tát nước lên - năm lượt tát

   4. Trả lời câu hỏi:

   a) Trong đoạn văn đã cho, tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:

   Nghĩa đen: bụng là bộ phận cơ thể của người hoặc động vật chứa gan, ruột, dạ dày, lá lách, mật.

   Nghĩa bóng: bụng là biểu tượng ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, dối với người, với việc nói chung.

  • Ý kiến của tác giả Hoàng Dĩ Đình là rất đúng.
  • b) Trong các trường hợp sau:
  • ăn cho ấm bụng -> từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.
  • Anh ấy tốt bụng -> từ bụng chỉ tấm lòng của anh ấy.
  • Chạy nhiều, bụng chân săn chắc-> từ bụng chỉ bắp thịt ở cẳng chân.

Copyright © 2021 HOCTAP247