Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Thạch Sanh Soạn bài Thạch Sanh - Ngữ văn lớp 6 tập 1

Soạn bài Thạch Sanh - Ngữ văn lớp 6 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Thạch Sanh trong sách giáo khoa lớp 6 tập 1, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Thạch Sanh đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Câu 1 (Trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

 Sự ra đời của Thạch Sanh rất khác thường:

- Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con của đôi vợ chồng già

- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được Thạch Sanh

- Thạch Sanh được các vị thần xuống dạy cho võ nghệ và các phép thần thông

 Theo em, kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy cho thấy nhân dân ta rất thông cảm với số phận của chàng. Tuy nhiên, xuất thân không làm chàng mặc cảm, hèn nhát mà đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ nhưng vẫn nghĩa hiệp, lương thiện chính là những gì mà nhân dân muốn gửi gắm vào nhân vật Thạch Sanh

Câu 2 (Trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

 Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách:

- Đi canh miếu và giết chết chằn tinh

- Xuống hang diệt Đại Bàng cứu công chúa rồi bị Lí Thông lừa nhốt trong hang

- Hồn Chằn tinh và Đại bàng trả thù, vu oan cho Thạch Sanh, khiến chàng bị nhốt vào ngục tù

=> Qua những thử thách trên, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, đó là sự thật thà, chất phác, tốt bụng, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.

soạn bài thạch sanh

Xem thêm Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh (bài 1)

Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh (Bài 2)

Câu 3 (Trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện, Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động, thể hiện ở những chi tiết:

- Về tính cách: Thạch Sanh thật thà, chất phác, vị tha, dũng cảm, còn Lí Thông thì lừa lọc, xảo trá, vụ lợi và vô cùng độc ác

- Về hành động: Thạch Sanh giết Chằn Tinh cứu dân làng, giết Đại Bàng cứu công chúa, còn Lí Thông thì hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình, nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì tìm mọi cách cướp công, hãm hại chàng

Có thể nói, đây chính là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh với Lí Thông là chiến thắng hoàn toàn vẻ vang của cái đẹp, cái thiện với cái ác, cái xấu.

Câu 4 (Trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của những chi tiết thần kỳ trong truyện Thạch Sanh:

- Tiếng đàn: chi tiết này đã giúp giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và chữa được bệnh cho công chúa, đây chính là tiếng đàn tượng trưng cho công lý, cho khát vọng hòa bình. Tất cả chúng ta đều muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đây là một chi tiết rất hay, nó thể hiện sự chân tình, mộc mạc của lòng người. Đồng thời, chi tiết này cũng góp phần thể hiện tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh là không bao giờ vơi cạn

Câu 5 (Trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Cách kết thúc của truyện thể hiện sự công bằng, thể hiện niềm tin, chiến thắng cuối cùng cũng thuộc về cái thiện, còn cái ác, cái xấu thì bị trừng phạt thích đáng.

Cách kết thúc này hoàn toàn là có hậu và rất phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Cây khế,…

Thông qua phần Soạn bài Thạch Sanh, hi vọng đây sẽ là phần soạn bài hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247