Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Em bé thông minh Tìm hiểu chung về truyện em bé thông minh

Tìm hiểu chung về truyện em bé thông minh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

  Em bé thông minh là truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta. Truyện không lấy những yếu tố tưởng tượng, hư cấu để tạo sức hút mà đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân vật em bé đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi trí thông minh, lanh lợi, nhanh trí, em cũng chính là đại diện cho trí khôn dân gian. Hãy tìm hiểu truyện cổ tích Em bé thông minh qua bài viết dưới đây 

Em bé thông minh

* Các điểm cơ bản
-    Kể diễn cảm truyện em bé thông minh
-    Cách chọn người tài của vua quan.
-    Cậu bé là người có phản ứng nhanh nhạy.
-    Cậu bé là người thông minh, giỏi biện luận.
-    Lịch sử có ghi Lương Thê Vinh thông minh từ nhỏ. Nguyền Hiền đồ trạng nguyên nãm 13 tuổi...

I.    Ngoài truyện cổ thần thoại, về loài vật còn có truyện cổ về thế tục. Đấy là những truyện kề về con người, sự việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày, không có sự xuất hiện của những nhân vật siêu nhiên. Có hai nhóm truyện: nhóm truyện kế về nhân vật thông minh, và nhóm truyện kế về nhân vật khờ khạo. Nhóm truyện kể về những nhân vật thông minh, có thể là một em bé, một người vợ, một viên quan... Đặc điềm của loại truyện này là tạo nên những tình huống phức tạp (thắt nút) và cách xử Lý Thông minh, tài tình (mở) của nhân vật. Tình huống trong truyện có thể là câu đố mẹo, hoặc dùng mưu mẹo để lừa người khác một cách thông minh và tự nhiên. Em bé thông minh thuộc trong nhóm truyện cố này.


Tài ứng trí nhanh nhẹn của em bé thông minh

Tài ứng trí nhanh nhẹn của em bé thông minh

II.    Phần đầu, truyện giới thiệu cách chọn người của các triều đại xưa. Về mặt cai trị thì việc “ông vua nọ sai một viên quan” đi tuyển chọn người tài ra giúp nước là việc làm tích cực. Cách tuyến chọn thì “Viên quan ây dã đi nhiều nơi, dến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm". Việc tuyển chọn rộng rãi, không ưu tiên cho một địa phương nào và cho một ai. Cách tuyển chọn thì chỉ “ra những câu đố oái oăm” mà không có một hình thức nào khác. 

  Phần hai của truyện kế lại công việc của quan và tài đối đáp. ứng xử của cậu bé. Tất nhiên công việc của quan là đi, hỏi để tuyển chọn. Thấy hai cha con một nông dân đang cày ruộng, đập đất, quan hỏi: “- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày dược mấy đường?”. Thực ra câu hỏi chẳng khó để trả lời nếu biết trước, đằng này quan hỏi một cách bất ngờ. Vả lại đi cày thuê thì cũng chẳng ai tính đường cày đề trả công cho nên “người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào” thì cũng chẳng có gì lạ. Trong lúc người cha đang lúng túng thì cậu bé lên tiếng hỏi lại rằng “ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường”. Câu hỏi của cậu bé cũng giống hình thức câu hỏi của quan, chỉ khác có “trâu” và “ngựa”. Nhưng quan chỉ chú ý đến việc tuyển dụng nhân tài chứ đâu phải đi là đế đếm bước chân ngựa. Thế nên khi nghe cậu bé hỏi vặn lại câu đó, quan “há hốc mồm sửng sốt”, “thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi”, và về tâu với vua mọi sự. Cậu bé có được thành công trong lần thử thách đầu tiên là nhờ ở tài phán đoán và ứng xử nhanh. Điều này hiếm thấy ở những người có độ tuổi như cậu bé. Cũng cần phải nói thêm cậu bé có tính bạo dạn chứ không khép nép, nhút nhát như trẻ có cùng độ tuổi.

   Vua nghe lời quan tâu như thê thì mừng lắm. Nhưng đế được chinh xác hơn, chính vua sai ban cho làng ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, và “ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội”. Về phía dân làng, khi nhận được lệnh ấy “thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào”. Họ không hiểu lệnh ấy của vua cũng đúng thôi. Chẳng lẽ nhà vua không biết trâu đực không thể sinh con! Vậy thì vua ra lệnh với ý gì đây? Họ không hiểu được ý ấy, nhưng nếu làm không đúng với lệnh vua thì cả làng phải tội, còn nếu nhận lệnh thì làm không được, cũng không thể từ chối lệnh vua mà không nêu lí do vì sợ phạm tội khinh vua. Bởi vậy mà họ đang lúng túng và lo lắng, “coi đây là một tai họa”.

  Chuyện tới tai cậu bé, em liều lĩnh thưa ý kiến của mình với cha. Người cha sợ phạm tội lừa dối dân làng, lừa dối vua thì “bay mát đầu". Nhưng cậu bé thì cứ khàng định "thế nào cũng xong xuôi mọi việc". Chiều theo ý muốn của con, người cha trình bày với dân làng. Trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy, dân làng bắt hai cha con làm giấy cam đoan, rồi chấp thuận làm theo lời cậu bé. Hai cha con lên kinh đô. Cậu bé bảo cha đợi ỏ bên ngoài, còn cậu thì tìm cách lẻn vào sân rồng rồi khóc um cả lên. Đó là cách cậu ta tạo nên sự chú ý của vua theo cách “tai nghe mắt thấy”. Nếu cậu gặp được quan hầu nào đó và xin được chầu vua thì chắc gì được gặp. Nghe tiếng khóc, vua sai lính điệu cậu bé vào và hỏi tại sao khóc. Thế là cậu bé bèn nêu rõ lí do. Nghe xong, vua và triều thần đều bật cười, vua phán:
“May muốn có em bé thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!". Cậu bé đã bám vào lời phấn ấy của vua đế dân làng khỏi thực hiện lệnh nuôi ba con trâu đực đế thành chín con trâu cái cùa nhà vua.

   Lần thứ ba, vua sai mang con chim sẻ đến và bắt hai cha con phải nấu thành ba mâm cỗ. Cậu bé bèn trao cây kim may cho sứ giả và yêu cầu nhà vua cho rèn một cây dao để xẻ thịt chim. Tới lần ứng xử thứ ba này nhà vua “mới phục hẳn”. Cả ba lần ứng xử, cậu bé đều bộc lộ tư chất bạo dạn, tự tin kèm với sự nhanh trí, thông minh hiếm thấy. Có lẽ vì thế mà nhà vua đã ban thưởng rất hậu cho hai cha con.

   Phần cuối, truyện cồ kế lại một thử thách lớn có liên quan đến chiến tranh hay hòa bình giữa nước ta và nước láng giềng. Nước này đã chuẩn bị và có ý tiến đánh nước ta, chỉ ngại nước ta có nhiều người tài. Họ bèn sai sứ giả mang vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu và muốn được nhìn thây ai đó xâu sợi chi qua ruột ốc. Khi nghe quan đến và kế xong mọi sự, cậu bé bèn ca lớn lên:


“Tang tình tang! Tinh tỉnh tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tỉnh tang..!

   Rồi cậu chỉ cho quan cứ thế mà làm. Tất nhiên là mọi việc đều diễn ra tốt đẹp trước mắt mọi người, và sự thán phục của sứ giả nước láng giềng. Các ông trạng, các nhà thông thái được vua mời đến chắc ai cũng biết kiến thích những gì, kiến đào hang và bò ra sao, nhtíng tất cả “đều lắc đầu bó tay” có lẽ họ không kịp nghĩ đến việc áp dung kinh nghiệm thực tế đã thấy ấy đế giải quyết sự việc.

  Qua bốn lần thử thách, ba lần cậu bé đã dùng phép đối chứng trực tiếp, hay “gậy ông đập lưng ông” đế thắng người thách đố. Còn lần bốn thì cậu đã áp dụng phương pháp quan sát thực tế, hay kinh nghiệm đã có đế mách nước đi cho vua quan.

III.    Dù không có những nhân vật siêu nhiên kì tài với những phép thần thông biến hoá nhưng truyện cổ Em bé thông minh vẫn mang đến cho người đọc nhiều thú vị. Đấy là những nhân vật giữ vai trò làm nút thắt và cậu bé là người mở một cách tài tình, hợp lí, và nhanh nhạy đến bất ngờ. Thêm vào đó truyện kết thúc có hậu: người tài luôn được trọng dụng, như việc “vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, dể tiện hỏi han". 
 

 

Mong rằng bài viết tìm hiểu về em bé thông minh sẽ giúp các bạn đạt điểm cao trong chương trình Ngữ văn 6!

Copyright © 2021 HOCTAP247