Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Cây bút thần Soạn bài Cây bút thần- Soạn văn lớp 6

Soạn bài Cây bút thần- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

     Câu 1: Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

  • Mã Lương thuộc kiểu nhân vật tuy nhỏ tuổi nhưng có tài năng kì lạ.
  • Một số nhân vật tương tự trong truyện cổ như: chú bé trong truyện Em bé thông minh, Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng...

   Câu 2: Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy quan hệ với nhau ra sao?

  • Mã Lương say mê môn vẽ từ nhỏ. Em dốc lòng học vẽ và hàng ngày chăm chỉ luyện tập. Em tập vẽ trong khi đang làm các công việc khác nhau như kiếm củi, cắt cỏ... Em tận dụng mọi vật dụng để vẽ: dùng que vẽ xuống đất, dùng tay nhúng nước vẽ lên đá, về nhà vẽ lên tường... Em học vẽ miệt mài không bỏ phí một ngày nào.
  • Mã Lương được thần cho một cây bút thần bằng vàng. Cây bút giúp cho mọi vật em vẽ ra đều trở thành những sinh vật, những vật thể sống động và trở nên có thực có thể dùng để phục vụ cuộc sống con người.
  • Hai điều trên có quan hệ chặt chẽ với nhau: niềm say mê vẽ và kiên trì tập luyện của em đã làm cho thần linh cảm động mà hiện ra cho cây bút thần và cũng phải là người có niềm dam mê, có ý chí rèn luyện như em mới có thể tận dụng được sự mầu nhiệm của cây bút thần để vẽ nên những bức tranh kì lạ. .

   Câu 3: Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương vẽ.

   Mã Lương đã dùng cây bút thần vẽ cho người nghèo khổ nào là cày, là cuốc, là đàn, là thùng múc nước... Như thế là Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo vơi bớt đi những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sông. Mã Lương không vẽ cho họ thóc, nhà cửa, vàng bạc, châu báu mà chĩ vẽ những vật dụng cần thiết dùng để lao động sản xuất và để thuận lợi trong sinh hoạt. Như vậy là để tránh cho mọi người tư tưởng ỷ lại và cách sống lười biếng, tham lam. Mã Lương vẫn muốn họ tự cầm cày cầm cuốc dể làm ra lúa gạo, tự mình gánh nước để dùng. Đó là cách sống lương thiện hợp với đạo lí ở đời.

   Đối với những kẻ tham lam, độc ác Mã Lương không chịu khuất phục. Những kẻ giàu sang tham lam, độc ác bắt em vẽ theo ý muốn của chúng để chúng có nhiều vàng bạc châu báu, nhưng em cự tuyệt và bỏ trốn. Khi bị tên  địa chủ đuổi gấp quá, Mã Lương dùng cây bút vô ra cung tên để bắn chết hắn.

   Khi tên vua hung bạo muốn  vẽ vàng, em vẽ cho nó một con cóc ghẻ. Nó đòi vẽ phượng, em vẽ một con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí hỏi thối này làm ô uế cả cung vua.

 Vua cướp cây bút thần của em để vẽ vàng thì chỉ được toàn đá và rắn.

   Khi tên vua này muốn vẽ biển, thuyền và gió cho hắn, Mã Lương dâ chiều theo ý hắn nhưng rồi vẽ ra bão táp phong ba để chôn vùi cả bọn vua quan dưới nước biển sâu.

   Câu 4: Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng Tất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

   Truyện kể này dược xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm như: Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay lên; yẽ cá, cố vẫy duôi bơi lượn... Mã Lương bị giam đã vẽ lò lửa để sưởi, bánh nướng để ăn và thang dể vượt tường rồi vẽ ngựa để chạy, vẽ cung tên để diệt kẻ gian ác, vẽ ra gió, nước và gió giật sóng dâng để dìm chết bọn vua quan.

   Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.

  • Thứ nhất, truyện muốn nói điều này: muốn có tài năng nghệ thuật thì con người phải kì công rèn luyện và nghệ thuật phải có một mục đích phục vụ thật tốt đẹp đem lại lợi ích cho đời sống phân dân.
  • Truyện cũng nói lên niềm mơ ước về những khả năng kì diệu của con người đồng thời nói lên quan niệm về công   ở trên dời. Theo quan niệm này những kẻ cố quyền lực nhưng độc ác và gian tham phải bị trừng trị thích đáng.

  Tóm tắt:

   "Cây bút thần" là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

  II. LUYỆN TẬP

  1. Kể diễn cảm truyện Cây bút thần.
  2. Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích:

   (*) Truyện cổ tích: loại truyện truyền miệng dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một sô" kiểu nhân vật quen thuộc.

  • Nhân vật bất hạnh (như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí...);
  • Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  • Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
  • Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

  Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lòng nhân áỉ, lẽ phải, sự công bằng đối với gian tham, bất công, của cái Thiện đối với cáỉ Ác.

    Kể tên những truyện cổ tích đã học: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thẩn, Tấm Cám...

 

 

 

Copyright © 2021 HOCTAP247