Soạn bài: Ngôi kể trong văn tự sự

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Vì các nhân vật được gọi bằng tên của họ, người kể giấu mình đi.

b + c. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể xưng “tôi” – Dế Mèn.

d. Ngôi thứ ba có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết và trải qua.

đ. Đoạn văn 2 nếu kể theo ngôi thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá tính, giảm đi màu sắc tình cảm nhân vật.

e. Không thể đổi. Vì câu chuyện này cần được kể khách quan và tự do, các sự việc rõ ràng, đầy đủ.

Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ngôi thứ ba (Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào...) khiến câu chuyện mang sắc thái khách quan hơn.

Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ngôi thứ nhất (... Tôi định thần nhìn rõ...) làm câu chuyện mang cảm xúc trực tiếp của nhân vật nhiều hơn.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba. Vì người kể gọi nhân vật bằng tên, người kể cũng không xưng “tôi”, không xuất hiện.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta hay kể theo ngôi thứ ba. Vì tác giả dân gian chính là nhân dân lao động, truyện được kể truyền miệng qua nhiều thế hệ. Vì vậy mà câu chuyện cần mang tính khách quan, đầy đủ các sự việc. Hơn nữa, truyện thường có nhiều khoảng không gian, thời gian cách xa, người kể không thể hóa thân trong nhiều nhân vật, ở nhiều khoảng thời gian cách quãng để kể lại được.

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Viết thư để bày tỏ thái độ, tình cảm người viết nên cần sử dụng ngôi kể thứ nhất.

Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Khi kể cần lưu ý:

   - Dùng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”.

   - Kể theo trình tự hợp lí: nhận quà như thế nào (quà gì, ai tặng) → niềm vui của em.

Copyright © 2021 HOCTAP247