Trang chủ Lớp 6 Sinh học Lớp 6 SGK Cũ Chương 2: Rễ Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cây cần nước và muối khoáng

a. Nhu cầu nước của cây

*Thí nghiệm 1 chứng minh cây cần nước:

  • Bạn Minh trồng lúa vào hai khay đất, bạn tưới nước đều cả hai chậu cho đến khi cây 2 chậu bén rễ, tươi tốt như nhau.

Thí nghiệm chứng minh cây cần nước

Hình 1: Hai chậu lúa bén rễ, tươi tốt như nhau

  • Những ngày tiếp theo bạn tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn chậu B không tưới nước.

Thí nghiệm chứng minh cây trồng cần nước

Hình 2: Chậu A vẫn xanh tốt, chậu B úa vàng

⇒ Tất cả các cây đều cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết.

*Thí nghiệm 2 chứng minh nước chiếm tỉ lệ lớn trong thực vật

Tên mẫu thí nghiệm Khối lượng trước khi phơi khô (gam) Khối lượng sau khi phơi khô (gam) Lượng nước chứa trong mẫu thí nghiệm (%)
Cây cải bắp 100 10 90%
Thân cây xoan tươi 100 56 44%
Qủa dưa chuột 100 5 95%
Quả táo 100 14 86%
Hạt lúa 100 88 12%
Củ khoai lang 100 60 40%
Củ khoai tây 100 22 78%
Củ cà rốt 100 12 88%
Lá cải bắp 100 7 93%
Lá mận 100 21 79%
Lá xà lách 100 6 94%

⇒ Nước rất cần cho cây, nhưng cần ít hay nhiều phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.

b. Nhu cầu cần muối khoáng của cây

* Thí nghiệm 3

Hình 3: Chậu A thiếu muối đạm, Chậu B bón đủ đạm, lân, kali...

⇒ Muối đạm rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

⇒ Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali.

Tên loại muối khoáng 

Lượng muối khoáng để sản xuất 1000kg thóc

Muối đạm (có chứa nitơ) 

9 – 16 kg 

Muối lân (có chứa phốt pho) 

4 – 8 kg 

Muối Kali 

2 – 4kg 

1.2. Cây hút nước và muối khoáng

Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan qua lông hút

Hình 4: Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan qua lông hút

  • Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
  • Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ vào lông hút.

1.3. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây

a. Các loại đất trồng khác nhau

Các loại đất trồng khác nhau

Hình 2: Các loại đất trồng khác nhau

Loại đất Ảnh hưởng
Đất đồi trọc Giữ nước kém, dễ bị rửa trôi. Ảnh hưởng xấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây
Đất đỏ bazan Giữ nước tốt. Thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Thích hợp với cây công nghiệp
Phù sa, Đồng bằng Màu mỡ. Thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Thích hợp với cây nông nghiệp.

b. Thời tiết, Khí hậu

 Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới cây trồng

Hình 3: Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới cây trồng

Các yếu tố Sự ảnh hưởng
Nhiệt độ thấp Sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây bị ngưng trệ
Nhiệt độ cao Cây thoát nước nhiều, phải hút nhiều nước. Nếu không đủ cây sẽ bị khô héo
Mưa nhiều Đất ngập nước, rễ cây chết, không thể hút nước và chất dinh dưỡng.
  • Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau… có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
  • Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng tốt.

1.4. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Hình 4: Sơ đồ tư duy bài Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Bài 1:

Cày ,cuốc, xới đất có lợi gì.

Hướng dẫn:

Khi cày, cuốc, xới đất làm cho hạt đất nhỏ, tơi ra giúp cho rễ dễ len lỏi vào trong đất, làm cho đất giữ được không khí và nước.

Bài 2:

Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hập thụ nước và muối khoáng hòa tan?

Hướng dẫn:

Bộ phận của rễ có chức năng chủ yếu hập thụ nước và muối khoáng hòa tan là tê bào lông hút.

Bài 3:

Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào chỗ trống:

STT

Câu dẫn

Đ/S

1

Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút.

 

2

Rễ của tất cả các cây đều có lông hút

 

3

Các yếu tố thời tiết, khí hậu, các loại đất không ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.

 

4

Miền sinh trưởng của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng nuôi cây.

 

Hướng dẫn:

1 - Đúng

2 - Đúng

3 - Sai. Vì các yếu tố thời tiết, khí hậu, các loại đất không ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.

4 - Sai. Vì Miền sinh trưởng chỉ có chức năng làm rễ dài ra.

Bài 4:

Chọn những từ phù hợp trong số những từ cho trong ngoặc rồi điền vào chỗ trống trong những trường hợp sau:

1. Cần cung cấp đủ……….;……….cây sẽ sinh trưởng tố cho năng suất cao.

2. Nhu cấu…………và……..là khác nhau đối với từng loại cây và các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây

3. Nước và muối khoáng trong đất được……….hấp thụ chuyển qua…….tới………….đi lên các bộ phận của cây.

Hướng dẫn:

1. Nước, muối khoáng.

2. Nước, muối khoáng

3. Lông hút, Vỏ, mạch gỗ.

3. Luyện tập Bài 11 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 37 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 37 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 37 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 20 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 20 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 21 SBT Sinh học 6

Bài tập 5 trang 21 SBT Sinh học 6

Bài tập 18 trang 24 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 11 Chương 2 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247