Sinh học 6 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Giâm cành

Giâm cành

Hình 1: Giâm cành

A- Đoạn cành Lan hồ điệp được cắm xuống đất ẩm

B- Đoạn cành Lan hồ điệp đó sau một thời gian

  • Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới, từ đó có thể phát triển thành cây mới.

  • Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

  • Một số cây được trồng bằng cách giâm cành: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót… Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh nên có thể trồng bằng cách giâm cành.

1.2. Chiết cành

Cách chiết cành

Hình 2: Cách chiết cành

1- Lột một đoạn vỏ 2- Làm bầu đất

Chiết cành đã ra rễ

Hình 3: Chiết cành đã ra rễ

1- Cành mới ra rễ 2- Cắt cành đã ra rễ đem trồng xuống đất

  • Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
  • Rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới, nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho rễ hình thành ở đó.

  • Những cây thường được trồng bằng cách chiết cành: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, vải, cà phê…. Những cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành vì chúng rất chậm ra rễ phụ nên nếu giâm xuống đất cành dễ bị chết.

1.3. Ghép cây

Ghép cây

Hình 4: Ghép cây

1- Rạch vỏ gốc ghép 2- Cắt lấy mắt ghép 3- Luồn mắt ghép vào vết rạch 4- Buộc dây để giữ mắt ghép

  • Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Ví dụ: hoa hồng, hồng…

1.4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Các giai đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Hình 5: Các giai đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm

  • Lấy một phần rất nhỏ của mô phân sinh ở cây, nuôi trong ống nghiệm có môi trường dinh dưỡng đặc vô trùng để tạo thành một mô non có thể chia nhỏ và tái sinh nhiều lần liên tiếp. Sau đó dùng chất kích thích thực vật làm các mô non này phân hoá thành vô số cây con có đủ mọi đặc tính của cây gốc ban đầu.
  • Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống cây nhanh nhất và tiết kiệm nhất, vì từ một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống trong một thời gian ngắn là có thể tạo ra vô số cây giống cung cấp cho sản xuất.

  • Bằng phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm, chỉ trong 8 tháng từ một củ khoai tây, người ta có thể thu được 2000 triệu cây khoai tây con, đủ giống để trồng trên 40 ha đất.

Bài 1: 

Thế nào là giâm cành , chiết cành, ghép cây?

Hướng dẫn:

  • Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.     
  • Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.                                       
  • Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.

Bài 2:

Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào?

Hướng dẫn:

Đặc điểm Giâm cành Chiết cành
Phương pháp tiến hành

Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

Thời gian

Cây nhanh ra rễ phụ.

Cây chậm ra rễ phụ.

Ví dụ

khoai lang, mía, rau muống, dâu tằm, sắn, rau ngót…

cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, cà phê…

3. Luyện tập Bài 27 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 91 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 91 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 91 SGK Sinh học 6

Bài tập 4 trang 91 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 45 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 46 SBT Sinh học 6

Bài tập 1 trang 47 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 47 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 48 SBT Sinh học 6

Bài tập 5 trang 48 SBT Sinh học 6

Bài tập 6 trang 48 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 27 Chương 5 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247