Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Bài học đường đời đầu tiên Soạn Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ văn 6 tập 2

Soạn Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ văn 6 tập 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên - trích Dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, xin gửi đến các bạn phần Soạn Bài học đường đời đầu tiên đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Câu 1 (Trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng ngôi kể thứ nhất: Kể qua lời của nhân vật Dế mèn, cũng là nhân vật chính của truyện

- Thông qua cách kể bằng ngôi kể này, ta thấy được sự sinh động, cuốn hút cùng những sự việc hết sức chân thật qua lời của người trải qua và chứng kiến câu chuyện

- Bố cục của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu.... có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ

Nội dung: Miêu tả chung về dế mèn qua tính cách và hình dáng. Dế mèn kiêu căng và kiêu ngạo

Phần 2: Tiếp theo.... mang vạ vào mình đấy

Nội dung: Kể lại sự việc dế mèn đi trêu chị Cốc, gây ra cái chết của dế choắt

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Sự ân hận, day dứt và đau buồn của Dế mèn trước những việc làm của mình gây ra

bài học đường đời đầu tiên

Xem thêm Tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn Dế Choắt

Cảm nhận về đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

Phân tích nhân vật Dế Mèn trong truyện Bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 (Trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:

- Ngoại hình: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, cứ khoeo dần và nhọn hoắt, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Hành động: dế mèn đạp vào các ngọn cỏ, lúc đi bộ thì co hai cẳng lên và trông người lúc nào cũng có một màu nâu bóng mở. Hơn thế nữa, hai rằng còn nhai ngoàm ngoạp

=> Thông qua những hình ảnh, chi tiết miêu tả nhân vật của nhà văn Tô Hoài, ta thấy ở đó không chỉ là những nét tả về ngoại hình của dế mèn mà còn cho thấy cả tính cách của chú.

b) Nhà văn Tô Hoài đã sử dụng một loạt các tính từ để cho miêu tả dế mèn như: mẫm bóng, nhọn hoắt, nâu bóng, cường tráng, hùng dũng, khoan thai....

Các tính từ này hoàn toàn có thể được thay thế bằng những từ có ý nghĩa tương đương. Tuy nhiên, những từ thay thế này không thể diễn tả sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn này. Nhà văn Tô Hoài đã lựa chọn những từ ngữ rất chuẩn xác để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.

c) Thông qua đoạn văn miêu tả về nhân vật dế mèn, người đọc cảm nhận được đây là một nhân vật với những nét tính cách kiêu ngạo, tự phụ và xem thường những người xung quanh.

Câu 3 (Trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, khinh thường, không quan tâm, giúp đỡ, điều này được thể hiện ở:

- Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt, miêu tả Choắt xấu xí, cách xưng hô Tao – chú mày

- Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng xì lên một hơi rõ dài” và còn lớn tiếng mắng mỏ

- Điệu bộ khinh bỉ, mắng mỏ Dế Choắt, không cảm thông với sự ốm yếu của Choắt

Câu 4 (Trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:

- Vừa coi thường người khác, vừa đối xử tàn nhẫn với người bạn láng giềng Dế Choắt

- Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc

- Hả hê vì trò đùa của mình  (Chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị)

- Sợ hãi khi nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Choắt (Khiếp, nằm in thin thít)

- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường trước được

- Hốt hoảng, bất ngờ, lo sợ về cái chết và lời khuyên của Dế Choắt

- Ân hận, sám hối chân thành, đứng lặng hồi lâu trước mộ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá

=> Có thể nói, qua sự việc này, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên đó là: không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình.

Câu 5 (Trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

   Các nhân vật trong chuyện là chính những tính cách của chúng ở ngoài đời. 

Bên cạnh đó, Tô Hoài cũng nhân cách hóa để nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, mang tình cảm và những mối quan hệ giống với con người.

Một số tác phẩm về loài vật có cách viết tương tự như: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo, Con hổ có nghĩa,… tất cả đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.

Thông qua phần Soạn Bài học đường đời đầu tiên, hi vọng đây sẽ là một phần Soạn bài trả lời được chính xác và giúp ích cho quá trình học môn Ngữ văn lớp 6 của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247