Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Cô Tô - Nguyễn Tuân Soạn bài Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân - Ngữ văn 6 tập 2

Soạn bài Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân - Ngữ văn 6 tập 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với tác phẩm Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Cô Tô đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

cô tô

Xem thêm Cô Tô - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cô Tô của Nguyễn Tuân

Phân tích vẻ đẹp của Cô Tô

Câu 1 (Trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

   Văn bản Cô Tô được chia làm 3 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu.... theo mùa sóng đi qua

Nội dung: Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua

Phần 2: Tiếp theo.... là là nhịp cánh

Nội dung: Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2 (Trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh rất đặc biệt:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa

- Cây thêm xanh mượt

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn

- Cát lại vàng giòn hơn

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi

Những từ ngữ đó có tính gợi tả, cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô. Mở đầu bài kí này, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.

Câu 3 (Trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

 Bức tranh tả cảnh mặt trời mọc trên biển được tác giả miêu tả thật đẹp. Nó có đầy đủ là hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Khung cảnh thiên nhiên khiến cho con người không thể nào dời mắt được:

- Đó là một không gian vô cùng bao la, rộng lớn, chân trời như một tấm kính trong suốt, nhìn thấu được mọi vật không chút bụi bẩn

- Hình ảnh mặt trời được so sánh với "quả trứng" của thiên nhiên rất đầy đặn.

Qua cách chọn lọc chính xác những hình ảnh, từ ngữ so sánh, tác giả đã cho người đọc thấy thiên nhiên nơi đây thật rực rỡ, tráng lệ. Khung cảnh thiên nhiên ở Cô Tô vừa đẹp, vừa hài hòa, lại say đắm lòng người. Tác giả không chỉ đơn thuần miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gài lồng vào đó sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa con người và vũ trụ bao la, rộng lớn. 

Câu 4 (Trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong đoạn cuối bài văn, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Cái giếng nước ngọt…cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền

=> Hình ảnh so sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận hết sức kỳ lạ. Giếng mà lại có quan hệ với bến và chợ ở đất liền!

- "Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc". Từng đoàn thuyền, lũ con lành

=> Hàng loạt các phép so sánh đã cho ta thấy cuộc sống nơi đây thật bình yên, giản dị và hạnh phúc.

Đặc biệt, hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn đi quảy nước cùng mọi người, hòa lẫn vào không khí náo nức, khẩn trương của một chuyến ra khơi. Chính hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con đã truyền cho độc giả hơi ấm nóng của sự sống, của tình yêu với con người.

Thông qua phần Soạn bài Cô Tô, hi vọng đây sẽ là phần soạn bài chính xác nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247