Top 2 bài tóm tắt bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Top 2 bài tóm tắt bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6

Cây tre Việt Nam là một hình ảnh vô cùng thân thiết đối với mỗi làng quê Việt Nam. Bài viết hôm nay, xin được giới thiệu với các bạn về bài Tóm tắt văn bản Cây tre Việt Nam lớp 6!

Tóm tắt bài Cây tre Việt Nam

I. Tóm tắt Cây tre Việt Nam - Mẫu số 1

Họ nhà tre đã sinh sống từ bao đời nay trên đất Việt. Từ thuở xa xưa, trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích đã thấp thoáng bóng tre xanh.

Tre lớn lên từ miền quê nghèo nhưng nhờ siêng năng, bền bỉ chắt chiu màu mỡ nên tre luôn xanh tốt. Bằng màu xanh ấy, tre đã tô thêm cho bức tranh phong cảnh của xóm làng đất nước. Bởi vậy, trong hội họa, thơ ca, âm nhạc đều có hình ảnh của tre. Họ nhà tre luôn tự hào vì đã bao đời nay là bạn tốt của con người, nhất là với bà con nông dân. Bạn thử quan sát mà xem, từ cái cuốc, cái xẻng, cái gàu, cho đến giần, sàng, nong, nia, thúng mủng, lại cả sàn nhà, gác bếp... chẳng thứ nào không cần đến cây tre. Những đêm trăng thanh gió mát, mang chiếc chõng tre ra bờ sông ngồi uống trà thưởng nguyệt thì còn gì thú vị hơn? Lúc người trúng cảm, mệt mỏi, ngắt nắm lá tre cùng với lá cúc tần, củ sả, đun nồi nước xông thì chẳng mấy chốc đã thấy người nhẹ nhõm. Bên cạnh đó, tre còn giúp con người nhiều việc lắm, bởi vậy tre được phong là "anh hùng lao động" cơ đấy!

Chưa hết, tre còn là "anh hùng chiến đấu". Từ thuở giặc Ân xâm lược nước ta, tre đã cùng người anh hùng dân tộc Thánh Gióng quật ngã biết bao tên giặc. Đến tận thời chống Mĩ, tre vẫn hăng hái tham gia "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Tự hào làm sao khi trei cùng với những cô thiếu nữ xinh tươi có đôi bàn tay khéo léo đã tạo nên niềm cảm hứng để một nhạc sĩ sáng tác nên bài hát "cô gái vót chông". Tuy "thân gầy guộc, lá mong manh" nhưng tre biết đoàn kết bên nhau, nương tựa vào nhau để tạo nên thành nên luỹ vững chắc, chống lại kẻ thù. Còn giờ đây tuy các thành phố, thị xã, thị trấn đang ngày càng mở rộng nhưng tre vẫn mãi mãi làm nên màu xanh đặc trưng cho đất Việt. Dù hiện đại đến đâu thì cây tre tin rằng, đất nước chúng ta vẫn không bao giờ mất đi những cảnh sắc thơ mộng, thanh bình: sau luỹ tre xanh thấp thoáng mái chùa cổ kính.

Tre luôn tự dặn với lòng mình và dặn lại các thế hệ măng non: hãy luôn luôn là loài cây mọc thẳng, hướng về mặt trời nhân nghĩa và bất khuất trước mọi kẻ thù để mỗi khi ai đó nói tới biểu tượng đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam thì sẽ không quên nhắc tới cây tre

II. Tóm tắt Cây tre Việt Nam - Mẫu số 2

Hình ảnh cây tè từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đất nước Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn xưa từ thời kì dựng nước cho đến đấu tranh giữ nước. Bằng lời văn của mình, Thép Mới đã tái hiện lên một hình ảnh vo cùng đẹp đẽ của cây tre. Tre lớn lên từ miền quê nghèo nhưng nhờ siêng năng, bền bỉ chắt chiu màu mỡ nên tre luôn xanh tốt. Bằng màu xanh ấy, tre đã tô thêm cho bức tranh phong cảnh của xóm làng đất nước. Bởi vậy, trong hội họa, thơ ca, âm nhạc đều có hình ảnh của tre. Họ nhà tre luôn tự hào vì đã bao đời nay là bạn tốt của con người, nhất là với bà con nông dân. Bạn thử quan sát mà xem, từ cái cuốc, cái xẻng, cái gàu, cho đến giần, sàng, nong, nia, thúng mủng, lại cả sàn nhà, gác bếp... chẳng thứ nào không cần đến cây tre. Những đêm trăng thanh gió mát, mang chiếc chõng tre ra bờ sông ngồi uống trà thưởng nguyệt thì còn gì thú vị hơn? Lúc người trúng cảm, mệt mỏi, ngắt nắm lá tre cùng với lá cúc tần, củ sả, đun nồi nước xông thì chẳng mấy chốc đã thấy người nhẹ nhõm. Bên cạnh đó, tre còn giúp con người nhiều việc lắm, bởi vậy tre được phong là "anh hùng lao động" cơ đấy.

Cây vươn mình khỏe khoắn để hứng lấy những ánh nắng tinh túy của trời xanh cũng thể hiện phần nào phẩm chất của con người Việt Nam luôn luôn sống trong nghị lực và tự cường để bảo vệ đất nước cũng như giữ gìn những nét đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà  muốn chia sẻ về bài tóm tắt nội dung văn bản Cây tre Việt Nam, mọi ý kiến xin vui lòng để lại dưới mục bình luận nhé!

Copyright © 2021 HOCTAP247