Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Tập làm thơ năm chữ- Soạn văn lớp 6

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Tập làm thơ năm chữ- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

  1. - Đọc ba đoạn thơ đã cho

        - Trả lời các câu hỏi:

    a. Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trêu hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp...)

   • Đặc điểm thơ năm chữ:

   Một bài thơ có thể viết liền một mạch hoặc cũng có thể chia làm nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu năm chữ.

   Cách gieo vần: thường là vần chân, vần chân có thể là vần liền (2 câu liền nhau có hai chữ cuối hiệp vần với nhau), có thể là vần cách (2 câu cách nhau có hai chữ cuối hiệp vần với nhau).

   Cách ngắt nhịp trong câu thông thường là nhịp 3-2 hoặc 2-3. Đôi khi có câu ngắt nhịp 2-1-2 hoặc 1-2-2...

   b. Ta còn có kể thêm các bài thơ năm chữ khác nhau: bài Rừng mơ của Trần Lê Văn

    Giữa mùa hoa mơ nở

   Bước chân vào Hương Sơn

   Núi vì hoa, trẻ mãi

   Đời đời tên núi Thơm.

 

   Rừng mơ ôm lấy núi

   Mây trắng đọng thành hoa

   Gió chiều đông gợn gợn

   Hương bay gần bay xa...

 

   Trên thung sâu vắng lặng

   Những đài hoa thanh tân

   Uống dạt dào mạch đất

   Đang kết một mùa xuân

 

    Rồi quả vàng chiu chít

   Như trời sao quây quần.

   Sang xuân người trẩy hội

   Nghe khát vị mơ chua

   Quả rừng mát hơi núi

   Hãy còn vương màu hoa.

 

   Có người bạn xa nước

   Yêu sông núi chúng ta

   Mùa xuân cũng trẩy hội

   Gửi mơ về quê nhà.

   Bài thơ có khổ thứ 3 viết liền 6 câu chứ không phải 4 câu như các khổ thơ khác. Bài thơ gieo vần cách: câu 2 và câu 4 của mỗi khổ hiệp vần với nhau.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247