Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... Râm ran) : cảnh làng quê chớm hè.
- Đoạn 2 (còn lại) : Các loài chim ở đồng quê.
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Trình tự tên các loài chim :
- bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú.
- chim ngói, nhạn, bìm bịp.
- diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.
b. Có theo sự sắp xếp các nhóm loài gần nhau.
c. Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết rất hợp lí và bất ngờ.
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Sự miêu tả các loài chim :
- Bồ các kêu váng lên, sáo hót vui, nhạn kêu “chéc chéc”, bìm bịp kêu “bịp bịp”, chèo bẻo kêu “chè cheo chét”.
- Diều hâu có cái mũi khoằm, chèo bẻo thức suốt đêm ngày mùa, quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu, chim cất cánh nhọn...
b. Sự kết hợp xen kẽ kể và tả : Tả (chim cắt cánh nhọn như dao bâu chọc tiết lợn...) + Kể (hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra...)
c. Nhận xét : Tác giả có tài quan sát tinh tường, hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến thiên nhiên, làng quê.
Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Chất liệu văn hóa dân gian :
- Thành ngữ : dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già.
- Đồng dao : Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu...
- Truyện cổ tích : sự tích bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.
Việc sử dụng văn hóa dân gian tạo nên bức tranh cụ thể sinh động nhiều màu sắc về thế giới các loài chim đồng quê. Tuy vậy vẫn có điều chưa xác đáng là tạo nên một cách nhìn mang tính định kiến về loài chim “ác”.
Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn đem đến những hiểu biết thú vị về hai nhóm chim vùng nông thôn nước ta. Qua đó làm ta thấy yêu mến thiên nhiên, làng quê với sức sống bền bỉ muôn loài.
Quan sát và miêu tả một loài chim ở quê em :
- Đối tượng miêu tả : chim bồ câu, chim sẻ, chim cút, chim sáo,...
- Vẻ ngoài : bộ lông, màu sắc, kích cỡ, ...
- Tập tính sinh hoạt.
- Sự thích thú, tình cảm của em với loài chim ấy.
Copyright © 2021 HOCTAP247