Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi là một chứng nhân lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà là của chung cả nước. Hãy .com tìm hiểu bài cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua bài viết dưới đây của .com
' Các điếm cơ bản
- Bài văn thuộc thể loại bút kí, có các yếu tố hồii ki trong một số đoạn văn.
- Phấn đầu: ngôn ngữ lịch sử- ngòi kể là cày cầu.
- Phẳn sau: ngôn ngữ mang nhiều yếu tỏ hồi kí - ngôi kể là ‘‘tỏi” (tác giả).
- Cầu Long Bièn từ lúc xây dựng tới 1945.
- Cầu Long Biên trong thời ki chống thực dân.
- Cầu Long Biên thời ki chống đế quốc.
Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
I. Đoạn mở đầu là những dòng lịch sử khái quát về sự hình thành của cây cầu. Nơi xây dựng: “sông Hồng, Hà Nội”. Người thiết kế: kiến trúc sư Ép-phen (G. Eiffel). Năm xây dựng: 1898. Thời gian thi công và hoàn thành: “sau bốn năm”. Sau những câu văn có tính liệt kê số liệu, nguồn gốc ấy là những câu văn có ý nghĩa so sánh cầu Long Biên với các chiếc cầu mới xây dựng sau này như cầu Thăng Long, Chương Dương nhằm xác định: “Cầu Long Biền như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”. Đây là giá trị tinh thần khắc sâu vào tâm trí của người Hà Nội, của bao người khác.
Đoạn văn kế tiếp nêu những thông số giải thích về cấu trúc của chiếc cầu và nêu ý nghĩa của nó. Độ dài của cầu là 2290 mét, nặng tới 17 nghìn tấn. Vào lúc ấy, cầu Long Biên có -thể là cây cầu vĩ đại vào bậc nhất ở Đông Dương và chắc cũng là chiếc cầu đẹp, bởi nó “như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng”, về ý nghĩa tích cực thì “cầu Long Biên dược coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt” và ý nghĩa tiêu cực thì cầu là “là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam”. Chính vì ý nghĩa chính trị tiêu cực ấy mà tác giả nhắc lại với thái độ phê phán “các ông chủ người Pháp dã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu”. Những thông tin ấy làm cho người đọc vừa tự hào vừa căm tức. Tự hào vì có công sức của cha ông, căm tức vì sự đối xử tàn nhẫn, bóc lột xương máu bởi thực dân dù lịch sử đã khép lại.
Vẻ đẹp cầu Long Biên khi hoàng hôn buông xuống
Cầu lúc khánh thành mang tên quan Toàn quyền Pháp ở Dông Dương là ông Đu-me (Paul Doumer), tới năm 1945 mới đổi thành cầu Long Biên. "Từ đoạn văn kê tiếp cho tới hết bài Thúy Lan đã kết hợp văn miêu tả với văn tự sự, ngôi kể là “tôi”. Tác giả đã kế lại những gì mắt thấy tai nghe theo chiều thời gian kế từ khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam. Tác giả miêu tả cấu trúc cầu Long Biên, gồm tuyến đường sắt chính giữa, hai bên là đường dành cho ô tô, và người đi bộ. Sau đó là những câu văn tự sự kế lại cảm nhận của tác giả về cây cầu. Thúy Lan đã trích dẫn bài thơ:
Hà Nội có cầu Long Bièn
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
Bốn câu thơ miêu tả cầu Long Biên như là chứng nhân lịch sử trong khoảng thời gian xã hội Việt Nam, người dân Hà nội sống trong hoàn cảnh tương đối thanh bình. Tác giả đã từng đứng trên cầu “say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mát”, hay “khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao". Đấy là những dòng văn tự sự mang yếu tố miêu tả, vẽ lại những bức tranh phong cảnh thiên nhiên, sinh hoạt của con người Hà Nội nhiều màu sắc xanh tươi và qụyến rũ trong không khí thanh bình. Cùng tại nơi đây “nhìn xuống dưới chân cầu, tói nhớ những ngày dầu năm 1947, cái ngày người dân thủ dô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật...'’. Cùng là những dòng văn tự sự khơi lại kí ức một thời chông thực dân. Tác giả đà trích dẫn những câu thơ của Chính Hữu đã được Lương Ngọc Trác phổ thành ca khúc Ngày về: "Những đêm ra đi đất trời bốc lửa"
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng. Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm. Rách tả tơi rồi đôi giày vạn clặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...Cầu Long Biên đã là chứng nhân lịch sử thời chống Pháp. Trong thời kì chống đế quốc, cầu Long Biên trở thành nạn nhân trực .tiếp hứng chịu nhiều trận bom dữ dội của không lực Hoa Kì. “Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng củ cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh móng trài nước. Chúng ta hàn bom Mĩ lại cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de”.
Những câu văn tự sự được viết với phép so sánh, miêu tả công việc đã làm nổi bật sức chịu đựng, chí bất khuất của cầu và quân dân Hà Nội trước âm mưu và sự tàn phá dữ dội của văn minh quân sự Mĩ. Cầu đã được đồng hóa với người. Người gắn bó keo sơn với cầu nên khi cầu bị bom la-de cắt đứt thì “Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như minh dứt từng khúc ruột”. Sự so sánh làm nặng thêm tình nghĩa giữa người và cầu. Với sự tàn phá của thực dân và đế quốc thì như thế, tác giả vẫn không quên nhắc đến sự tàn phá của thiên nhiên. Mùa mưa đến, nước sông Hồng cuồn cuộn đỏ ngầu như sức mạnh trong cơn cuồng giận “nhấn chìm bao màu xanh thăn thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ” thì tác giả vẫn “cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng dung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”. Người có cảm giác nước sông Hồng như chàng Thủy Tinh và cầu Long Biên như chàng Sơn Tinh trong truyện cổ. Phát biểu cảm nghĩ về bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Đoạn cuối của bài văn là lời xác định, phỏng đoán, rồi liên tưởng đến một điều có ý nghĩa sâu sắc về nhân văn. Lời xác định ây là “Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững”. Lời phỏng đoán ấy là “sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng”. Và liên tưởng đầy tính nhân văn ấy là “tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên”..Tại sao Thúy Lan lại thích làm công việc ấy. Có thể là do yêu cầu của du khách muốn tận mắt nhìn chứng tích của chiên tranh. Riêng tác giả, như lời tâm sự thật chí tình rằng: “Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cẩu của mình vào trái tim họ, dăng bắc một nhịp cầu vô lùnh nơi du khách dể du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam”. Còn ý nghĩa nhân văn nào sâu sắc hơn từ một chiếc cầu như cầu Long Biên.
II. Với lối viết bút kí có nhiều yếu tố hồi kí, Thúy Lan đã giới thiệu với bạn đọc nguồn gốc của cầu Long Biên. Và những niềm vui, những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của người Hà Nội mà cây cầu đã chứng kiến, đã là nạn nhân. Giờ đây, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng nó mãi tồn tại trong tâm hồn người đọc bởi nó là một chứng nhàn của một giai đoạn lịch sử mà bất cứ lớp trẻ nào cũng sẽ tìm đến sau khi được đọc bài văn.
Copyright © 2021 HOCTAP247