Giải bài 5.17 Trang 20 - Sách bài tập Vật lí 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Gọi: 

\(m_T\): khối lượng của vật tải T;

\(m_n\): khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu;

\(m_b\): khối lượng của bình;

\(m_V\): khối lượng của vật;

\(m_{n'}\): khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

- Lần cân thứ nhất cho:  \(m_T=m_b+m_n+m_V+m_{1}\)              \((1)\)

- Lần cân thứ hai cho:  \(m_T=m_b+(m_n-m_{n'})+m_V+m_2\)   \((2)\)

Từ \((1) \) và \((2)\) suy ra:  \(m_{n'}=m_2-m_1\)

     Vì 1g nước nguyên chất có thể tích là  \(1cm^3\) nên số đo khối lượng  \(m_{n'}\) theo đơn vị g là số đo thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị  \(cm^3\).

     Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó, thể tích của vật tính ra  \(cm^3\)có độ lớn bằng:  \(m_2-m_1\).

     Cách xác định thể tích như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, vì đo khối lượng bằng cân Rô-béc-van chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ, cụ thể do:

   +) Thứ nhất: GHĐ của cân Rô-béc-van nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều (GHĐ của cân Rô-béc-van có đòn cân phụ là 0,2g, tương ứng với  \(0,2cm^3\); trong khí GHĐ của bình chia độ là  \(2cm^3\)).

   +) Thứ hai: Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.

Copyright © 2021 HOCTAP247