Hướng dẫn:
- Tính thời gian nước trong đĩa (\(t_1\)) và nước trong ống nghiệm (\(t_2\)) bay hơi hết.
- Tính diện tích mặt thoáng của nước trong đĩa và của nước trong ống nghiệm.
- Lập tỉ số \(\dfrac{t_2}{t_1}\) và \(\dfrac{S_1}{S_2}\)
Từ đó rút ra kết luận: Tốc độ bay hơi tỉ lệ với diện tích mặt thoáng.
Giải:
Thời gian nước trong đĩa bay hơi hết là:
\(t_1=\) 11 giờ -8 giờ = 3 giờ
Thời gian nước trong ống nghiệm bay hơi hết là:
\(t_2=(13-1) \times \) 24 gờ + ( 18 giờ - 8 giờ ) = 298 giờ.
Diện tích mặt thoáng của nước trong đĩa là:
\(S_1=\dfrac{\pi \times 10^2}{4}\)
Diện tích mặt thoáng của nước trong ống nghiệm là:
\(S_2=\dfrac{\pi \times 1^2}{4}\)
Lập tỉ số \(\dfrac{t_2}{t_1} \approx 99\) và \(\dfrac{S_1}{S_2}=100\)
Với cùng một lượng nước cho bay hơi, thời gian bay hơi càng nhỏ chứng tỏ tốc độ ba hơi càng lớn. Do đó nếu gọi \(v_1\) là vận tốc bay hơi của nước trong đĩa và \(v_2\) là tốc độ bay hơi của nước trong ống nghiệm, ta có:
\(\dfrac{v_1}{v_2}=\dfrac{t_2}{t_1}=99\) và \(\dfrac{v_1}{v_2}=\dfrac{S_2}{S_1}=100\)
Vậy một cách gần đúng, ta thấy: Tốc độ bay hơi tỉ lệ với diện tích mặt thoáng.
Copyright © 2021 HOCTAP247