Trang chủ Lớp 9 Sinh học Lớp 9 SGK Cũ Chương 6: Ứng Dụng Di Truyền Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần Di truyền và biến dị

Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần Di truyền và biến dị

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tóm tắt các qui luật di truyền

 Bảng 40. 1: Tóm tắt các qui luật di truyền

Tên qui luật

Nội dung

Giải thích

Ý nghĩa

Phân li

Do sự phân li các cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố trong cặp.

Các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.

Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.

Xác định tính trội (thường là tốt).

Phân li độc lập

Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử

F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành.

Tạo biến dị tổ hợp

Di truyền liên kết

Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định được di truyền cùng nhau.

Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.

Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi

Di truyền giới tính

Ở các loài giao phối tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1

Phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính.

Điều khiển tỉ lệ đực: cái.

1.2. Những biến đổi cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân, giảm phân

Bảng 40.2: Những biến đổi cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân, giảm phân

Các kì

Nguyên phân

Giảm phân 1

Chức năng

Kì đầu

NST kép co ngắn, đóng xoắn và dính vào sợi tơ thoi phân bào ở tâm động

NST kép co ngắn, đóng xoắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và  bắt chéo.

NST kép co lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội).

Kì giữa

Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt xích phẳng xích đạo của thoi phân bào

Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Các NST kép xếp thành 1 hàng  ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.

Từng NST chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào với số lượng = 2n như ở tế bào mẹ.

Các cặp NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n(NST kép) bằng 1/2 ở tế bào mẹ

Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n(NST đơn)

1.3.  Bản chất của các quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

Bảng 40.3: Bản chất của các quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

Các quá trình

Bản chất

Ý nghĩa

Nguyên phân

Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là hai tế bào con được tạo ra có 2n giống như tế bào mẹ.

Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính

Giảm phân

Làm giảm số lượng NST đi một nửa,  nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) =1/2của tế bào mẹ (2n)

Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo nguồn biến dị tổ hợp 

Thụ tinh

Kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n)

Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo nguồn biến dị tổ hợp

1.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin

Bảng 40.4: Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin

Đại phân tử

Cấu trúc

Chức năng

ADN

- Chuỗi xoắn kép.

- 4 loại nuclêôtít: A,T,G,X

- Lưu giữ thông tin di truyền.

- Truyền đạt thông tin di truyền

ARN

- Chuỗi xoắn đơn.

- 4 loại nuclêôtít: A,U,G,X

- Truyền đạt thông tin di truyền.

- Vận chuyển axít amin.

- Tham gia cấu trúc ribôxôm.

Prôtêin

- Một hay nhiều chuỗi đơn

- 20 loại axít amin.

- Cấu trúc các bộ phận của tế bào.

- Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.

- Hoóc môn điều hòa quá trình trao đổi chất.

- Vận chuyển cung cấp năng lượng…

1.5. Các dạng đột biến

 Bảng 40.5 : Các dạng đột biến

Các loại đột biến

Khái niệm

Các dạng đột biến

Đột biến gen

Những biến đổi trong cấu trúc ADN thường tại 1 điểm nào đó.

Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtít.

Đột biến cấu trúc NST

Những biến đổi trong cấu trúc NST.

Mất, lặp, đảo đoạn.

Đột biến số lượng NST

Những biến đổi về số lượng trong bộ NST

Dị bội thể và đa bội thể.

2. Luyện tập Bài 40 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày và phân tích được các kiến thức của phần Biến dị và di truyền.
  • Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập và giải thích những câu hỏi lý thuyết. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 4 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 5 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 6 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 7 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 8 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 9 trang 117 SGK Sinh học 9

Bài tập 10 trang 117 SGK Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 40 Chương 6 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247