Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 1: Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Quá trình tổng hợp

  • Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.
  • Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.
    • Tổng hợp protein: aa (liên kết peptit) → chuỗi polipeptit → protein
    • Tổng hợp polysaccarit:
      • VK và tảo: cần hợp chất mở đầu ADP-glucozơ được tạo thành từ glucozơ-1-P.
      • Phương trình: (Glucozơ)n + ADP-glucozơ → (Glucozơ)n+1 +ADP.
    • Tổng hợp lipit: Glyxeron + các axit béo → lipit
    • Tổng hợp axit nucleic:
      Bazơ nitơ
      Đường 5C → nucleotit → axit nucleic
      H3PO4
  • ​Ứng dụng:
    •  Sản xuất các aa quý: axit glutamic, lysin...
    • Sản xuất các protein đơn bào giàu dinh dưỡng
    • Sản xuất kháng sinh
    • Sản xuất thức ăn chăn nuôi

1.2. Quá trình phân giải

a. Phân giải prôtêin và ứng dụng

  • Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
  • Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

b. Phân giải polisccharit và ứng dụng

  • Lên men êtilic: Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2
  • Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì
  • Lên men lactic:
    • Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic
    • Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …
  • Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

c. Phân giải xenlulôzơ

  • Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

Sự phân giải xenlulozo

1.3. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải

  • Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.
  • Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật → phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.

2. Luyện tập Bài 23 Sinh học 10

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật và quá trình phân giải các chất.
  • Nêu được ví dụ về vai trò của quá trình tổng hợp và phân giải vi sinh vật trong thực tiễn

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 44 trang 147 SBT Sinh học 10

Bài tập 45 trang 147 SBT Sinh học 10

Bài tập 46 trang 147 SBT Sinh học 10

Bài tập 47 trang 148 SBT Sinh học 10

Bài tập 48 trang 148 SBT Sinh học 10

Bài tập 49 trang 148 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 119 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 119 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 119 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 1 trang 122 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 122 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 122 SGK Sinh học 10 NC

3. Hỏi đáp Bài 23 Chương 1 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247