Sinh học 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Bệnh truyền nhiễm

a. Bệnh truyền nhiễm

  • Khái niệm bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

  • Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm:

Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh,…

  • Điều kiện gây bệnh: Chỉ gây bệnh khi hội đủ 3 điều kiện:
    • Độc lực.
    • Số lượng nhiễm đủ lớn.
    • Con đường xâm nhập thích hợp.

b. Phương thức lây truyền:

  • Truyền ngang:
    • Qua sol khí: các giọt keo nhỏ nhiễm VSV bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. Ví dụ: cúm thông thường, lao.
    • Qua đường tiêu hóa: VSV từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm. Ví dụ: bệnh tả, lị.
    • Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, đồ dùng hàng ngày…Ví dụ: HIV.
    • Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt (qua trung gian truyền bệnh). Ví dụ: sốt xuất huyết, cúm gia cầm.
  • Truyền dọc:
    • Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Ví dụ: HIV, viêm gan B.
    • Nhiễm qua sữa mẹ hay khi sinh nở. Ví dụ: Viêm gan B.

c. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut

Tổng quan các bệnh do virut gây ra

Tổng quan bệnh do virut gây ra

  • Bệnh đường hô hấp:

    • Đối tượng: Các loại virut như SARS, H5N1, H1N1… gây các bệnh viêm phổi, cảm lạnh, viêm đường hô hấp…

    • Con đường xâm nhập: Virut từ sol khí → niêm mạc → mạch máu → tới các cơ quan của đường hô hấp.

  • Bệnh đường tiêu hóa: quai bị, tiêu chảy, viêm gan…

    • Con đường xâm nhập: Virut xâm nhập qua miệng → nhân lên trong mô bạch huyết → xâm nhập vào máu tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa hoặc vào xoang ruột để theo phân ra ngoài.

  • Bệnh đường thần kinh: bệnh dại, viêm màng não, bại liệt….

    • Con đường xâm nhập: Virut xâm nhập vào cơ thể → vào máu hoặc dây thần kinh ngoại vi → hệ thần kinh trung ương.

  • Bệnh lây qua đường sinh dục: mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung….

    • Con đường xâm nhập: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục.

  • Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi…

    • Con đường xâm nhập:

      • Virut xâm nhập vào cơ thể → máu → da

      • Lây trực tiếp qua tiếp xúc.

1.2. Miễn dịch

Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

a. Miễn dịch không đặc hiệu

  • Khái niệm: miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
  • Các hình thức miễn dịch không đặc hiệu:
    • Da, niêm mạc chống không cho vi sinh vật xâm nhập.
    • Tuyến nhung mao chuyển động đẩy các vi sinh vật ra ngoài.
    • Nước mắt rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
    • Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài chứa lipit.
    • Đại thực bào và bạch cầu trung tính tiêu diệt các vi sinh vật nhờ cơ chế thực bào.
  • Đặc điểm:
    • Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với các kháng nguyên.

b. Miễn dịch đặc hiệu

  • Khái niệm: miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
  • Miễn dịch thể dịch:
    • Khái niệm: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết.
    • Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa khóa.
    • Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.
  • Miễn dịch tế bào:
    • Khái niệm: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.
    • Quá trình: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.
    • Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.

Hệ thống tế bào miễn dịch

c. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

  • Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng.
  • Tiêm vacxin.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
  • Kiểm soát các vật trung gian mang mầm bệnh như ruồi, muỗi, ve, bét...

Ví dụ:

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp cho virut và cách xâm nhập của chúng?

Gợi ý trả lời:

Các bệnh truyền nhiễm

Cách xâm nhập

Bệnh thường gặp

Bệnh đường hô hấp

 Virut từ không khí qua niêm mạc vào mạch. máu tới đường hô hấp.

 Viêm phổi, cúm, SARS,…

Bệnh đường tiêu hóa

 Virut qua miệng nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu đến các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột ra ngoài theo phân.

 Viêm gan, tiêu chảy, quai bị,…

Bệnh hệ thần kinh

 Virut vào máu hoặc theo dây thần kinh ngoại vi tới hệ thần kinh trung ương.

 Viêm não, bại liệt, bệnh dại.,...

Bệnh đường sinh dục

 Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục.

 HIV/AIDS, viêm gan B,…

Bệnh da

 Virut qua đường hô hấp vào máu rồi đến da.

 Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc đồ dùng hàng ngày.

 Sởi, đậu mùa,…

3. Luyện tập Bài 32 Sinh học 10

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nắm được khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
  • Biết được cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
  • Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 54 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 55 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 56 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 57 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 58 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 59 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 60 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 1547 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 5 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

4. Hỏi đáp Bài 32 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247