Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm ứng động
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Các loại ứng động:
- Theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….
- Theo hình thức sinh trưởng: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
- Ví dụ:
1.2. Các kiểu ứng động
a. Ứng động sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng.
- Ví dụ: hoa tuy lip nở tùy theo nhiệt độ
- Cơ sở tế bào học: tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía trên và dưới của các cơ quan lá và cánh hoa
b. Ứng động không sinh trưởng
- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào.
- Có 2 loại:
- Ứng động sức trương
- Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
- Ví dụ: vận động cụp lá ở cây trinh nữ, bắt mồi của cây nắp ấm
- Cơ sở tế bào học: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu truc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học gây nên
1.3. Vai trò của ứng động
Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thực vật
2. Luyện tập Bài 24 Sinh học 11
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm được khái niệm ứng động và vai trò của ứng động đối với thực vật
- Nhận biết được các dạng ứng động
- So sánh được ứng động và hướng động
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Trong tối, nhiệt độ thấp.
-
B.
Ngoài sáng, nhiệt độ cao.
-
C.
Nơi khô, nhiệt độ cao.
-
D.
Trong nước, nhiệt độ thấp.
-
-
A.
Hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
-
B.
Sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
-
C.
Sự vận động khi có tác nhân kích thích.
-
D.
Thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
-
-
A.
Không liên quan tới sự phân chia tế bào.
-
B.
Tác nhân kích thích không định hướng.
-
C.
Có nhiều tác nhân kích thích.
-
D.
Có sự vận động vô hướng.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 11
Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 11
Bài tập 6 trang 56 SBT Sinh học 11
Bài tập 7 trang 56 SBT Sinh học 11
Bài tập 8 trang 56 SBT Sinh học 11
Bài tập 9 trang 56 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 99 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 99 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 99 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 8 trang 54 SBT Sinh học 11
Bài tập 4 trang 99 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 5 trang 99 SGK Sinh học 11 NC
3. Hỏi đáp Bài 24 Chương 2 Sinh học 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!