Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm

  • Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
  • Đặc điểm chung:
    • Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác trong cây.
    • Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể của cây.
    • Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
    • Vẫn chuyển theo mạch gỗ, libe.
  • Được chia làm 2 nhóm: 
    • Nhóm kích thích (AIA, GA, XITOKININ).
    • Nhóm ức chế (a.APXIXIT, EETILEN).

1.2. Hoocmôn kích thích

1. Auxin

Hoocmôn kích thích Auxin trong thực vật
  • Có 3 dạng chính là Auxin A, Auxin B, Hettero Auxin.
  • Auxin được sinh ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh như: hạt đang nẩy mầm, lá đang sinh trưởng,...
  • Tác động sinh lý: làm cho kích thước tế bào dài ra và quá trình nguyên phân. Kích thích việc tạo hoa, quả không hạt và ức chế sự rụng lá, rụng quả, không có ezim phân giải. 
  • Không nên sử dụng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng làm thức ăn trực tiếp, bởi vì nó không có enzim phân giải nên sẽ gây độc hại cho người và động vật.
  • Ứng dụng: Trong nông nghiệp, Auxin tự nhiên và nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích.
    • Phá bỏ ưu thế ngọn -> kích thích cành giâm ra rễ phụ, cây đâm cành.
    • Kích thích sự hình thành etilen -> kích thích cây ra hoa.
    • Ức chế sự rụng lá và hoa.

2. Giberelin – GA 

  • Giberelin được tiết ra ở các cơ quan còn non và có nhiều ở: lá, củ, chồi đang nẩy mầm,....
  • Tác động sinh lý: làm tăng sự phân chia tế bào mô phân sinh, và ở mức cơ thể kích thích sự phát triển quả và sự nẩy mầm.
  • Ứng dụng:
    • Kích thích sự vươn dài của các giống cây họ lúa.
    • Kích thích sử nẩy mầm của hạt và củ.

3. Xitokinin

  • Xitokinin là dẫn xuất của Ađênin được tiết ra ở rễ, hạt và quả có tác dụng gây sự phân chia tế bào. Xitokinin là nhóm chất tự nhiên hoặc nhân tạo.
  • Tác động sinh lý: kích thích sự phân chia tế bào mô phân sinh và làm chậm quá trình già của tế bào. Kích thích sự sinh chồi, thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của Auxin.
  • Ứng dụng
    • Xicotin cao -> kích thích sự ra rễ.
    • Xicotin thấp -> kích thích nảy chồi.

1.3. Hoocmôn ức chế

1. Êtilen

  • Êtilen được tiết ra trong hầu hết các phần khác nhau của thực vật.
  • Tốc độ hình thành etilen phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của cơ thể.
  • Nó được sản sinh ra nhiều trong thời gian thực vật rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương hoặc do điều kiện bất lợi tác động lên thực vật. 
  • Ứng dụng dễ thấy nhất là khi chúng ta ủ trái cây thường để các quả chín chung với quả chưa chín sẽ nhanh chóng chín hơn. Đó là lý do vì sao khi hôm nay bạn thấy có 1 quả chuối chín thì hôm sau những quả chuối xanh xung quanh bắt đầu chín theo.

2. Axit abxixic

  • Là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên được sinh ra trong lục lạp của lá, chóp rễ ở thực vật có hoa.
  • Axi abxixic được tích lũy ở cơ quan đang già hóa.
  • Gây trạng thái ngủ của hạt, sự đóng mở của khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.

1.4. Tương quan Hoocmôn thực vật

  • Tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và điều tiết phát triển của thực vật bao gồm:

* Tương quan giữa hoocmôn kích thích và ức chế sinh trường:

VD: GA/ABB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt. Trong hạt khô, GA rất thấp trong khi ABB đạt cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng cao và đạt cực đại trong khi ABB giảm xuống rất mạnh.

* Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau:

VD: Auxin và Xitokinin điều tiết sự phát triển của mô sẹo. Khi Auxin đủ cao thì mô seo ra rễ, Hoặc chồi sẽ xuất hiện khi Xitokinin cao hơn.

2. Luyện tập Bài 35 Sinh học 11

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
    • B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
    • C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. 
    • D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
    • A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
    • B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
    • C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân. 
    • D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
    • A. Axit abxixic, phenol. 
    • B. Auxin, giberelin, xitokinin.
    • C. Axit abxixic, phenol, xitokinin.  
    • D. Tất cả các chất trên.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 35 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 5 trang 76 SBT Sinh học 11

Bài tập 6 trang 76 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 76 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 76 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 76 SBT Sinh học 11

Bài tập 10 trang 76 SBT Sinh học 11

Bài tập 19 trang 78 SBT Sinh học 11

Bài tập 20 trang 78 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 135 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 135 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 135 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 135 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 35 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247