Sinh học 12 Bài 31: Tiến hóa lớn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Khái niệm về tiến hoá

  • Tiến hoá nhỏ: là quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến hình thành loài mới
  • Tiến hoá lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (họ, bộ, lớp …) diễn ra trên qui mô lớn, trong thời gian lịch sử dài.

Tiến hoá nhỏ - tiến hoá lớn

2.2. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống

  • Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải qua thời gian địa chất lâu dài làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài : chi, họ, bộ, …
  • Cây phát sinh chủng loại: sơ đồ mô tả mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
  • Một số chiều hướng tiến hoá lớn:
    • Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng do sự tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành loài.
    • Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp . Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
  • Ví dụ cách thức phân loại các cấp tổ chức trên loài

Cách thức phân loại các cấp tổ chức trên loài

2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn

  • Năm 1988, ông Borax và các cộng sự đã làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào, Chlorella vulgaris. Họ đã nuôi tảo trong môi trường có loài thiên địch chuyên ăn tảo. Sau một vài thế hệ, trong môi trường đã xuất hiện các khối tế bào hình cầu và sau 20 thế hệ hầu hết các tập hợp hình cầu bao gồm 8 tế bào. Sau 100 thế hệ, các tập hợp 8 tế bào hình cầu chiếm tuyệt đại đa số. Như vậy dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các tế bào đã có khả năng tập họp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù. Đây được xem là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.
  • Những thành tựu về sinh học phân tử và sinh học phát triển cho chúng ta thấy chỉ cần đột biến ở một số gen điều hòa có thể dẫn đến sự xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới
  • Ví dụ: đột biến làm đóng mở các gen nhầm thời điểm, nhầm vị trí cũng có thể tạo nên những đặc điểm hình thái bất thường (ruồi giấm 4 cánh, sự phát triển không giống nhau của các cơ quan giống nhau trên cơ thể tinh tinh và người)

3. Luyện tập Bài 31 Sinh học 12

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm tiến hoá lớn, tiến hoá nhỏ
  • Giải thích được tiến hoá lớn với vấn đề phân loại thế giới sống
  • Hiểu một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hoá lớn

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 135 SGK Sinh học 12

Bài tập 2 trang 135 SGK Sinh học 12

Bài tập 3 trang 135 SGK Sinh học 12

Bài tập 4 trang 135 SGK Sinh học 12

Bài tập 1 trang 176 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 176 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 176 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 6 trang 92 SBT Sinh học 12

Bài tập 26 trang 97 SBT Sinh học 12

Bài tập 45 trang 101 SBT Sinh học 12

Bài tập 23 trang 96 SBT Sinh học 12

4. Hỏi đáp Bài 31 Chương 1 Sinh học 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247