Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
-Sưu tầm một số câu ca dao như sau:
+ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nào
Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
+ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
+ Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
-Người nông dân tời xưa thường mượn thân phận hình ảnh con cò để nói lên cuộc đời thân phận mình là vì
+ con cò sinh sống ở đồng ruộng, hình ảnh của chúng gần gũi với người nông dân
+ cò chịu khó cần cù kiếm ăn lăn lội kiếm sống cũng như cuộc đời và phảm chất của người nông dân vậy
Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
-Ở bài 1 cuộc đời vất vả lận đận của cò được diễn tả thật sâu sắc: một mình cò phải lận đận giữa nước non lên thác xuống ghềnh, gặp nhiều cảnh bể đầy ao cạn ngang trái, khó nhọc kiếm sống qua ngày
-Ngoài nội dung than thân ta cò thấy ở bài ca dao này vang lên tiếng tố cáo kết án đanh thép cái xã hội đương thời thối nát bất công áp bức thân phận nhỏ bé của những người nông dân khốn khổ
Câu 3 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
-Thương thay là tiêng than biểu thị sự thương cảm xót xa
-Sự lặp lại cụm từ này có ý nghĩa:
+ đó không chỉ là lời thương xót xót những người nông dân khốn khổ mà còn vang lên như lời than vãn của chính họ
+ bày tỏ niềm xót thương sâu sắc thấm vào trong đáy lòng trước thân phận những người nông dân ấy
+ mang một hàm nghĩa rộng hơn xót thương cho tất cả những con người thấp cổ bé họng chịu nhiều bất công trong xã hội đương thời
Câu 4 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
-Trong ca dao thường mượn cáchình ảnh cụ thể của các con vật làm phương tiện than thở về mình. Đồng thời họ cũng thường có sự đồng cảm với những con vật nhỏ bé tội nghiệp ( như con sâu, cái kiến , con cò, cái vạc,....) mà họ cho là có chung thân phận số kiếp khốn khổ vói mình.
-Những hình ảnh ẩn dụ trong bài đều đi kèm với sự miêu tả bổ sung chi tiết. Vì vậy nỗi thương cảm không chung chung mà cụ thể xúc động hợn
-Phân tích các nỗi thương thân
+ thương con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực
+ thương cho lũ kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho những con người vất vả làm lụng cả đời mà vẫn nghèo khó
+ thương con hạc lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người lao động
+ thương con cuốc kêu ra máu biết người nào nghe là thương cho thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái bất công không tìm được lẽ công bằng
Câu 5 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
-Một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ thân em
+ thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
+ thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
+ thân em như tấm lụa đào
Phát phơ giữa chợ biết vào tay ai
-Những bài ca dao này thường nói về thân phận nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: họ bị coi thường khinh rẻ, không thể tự làm chủ tương lai cuộc đời mình,.....
-Điểm giống nhau về nghệ thuật của các bài ca dao này
+ thường là một cặp câu lục bát
+ mở đầu bằng cụm từ thân em
+ có hình ảnh so sánh thân em với những vật nhỏ bé tội nghiệp
Câu 6 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
-Hình ảnh so sánh trong bài 3 rất đặc biệt:
+ trái bần gợi lên thân phận nhỏ bé nghèo khó
+ khi đem so sánh trái bần lại được miêu tả bổ sung bằng nhiều chi tiết: gió dập, sóng dồi, biết tấp vào đâu
→ Qua đó gọi lên thân phận nhỏ bé ,lênh đênh, chìm nổi ,bị lệ tuộc, phải chịu nhiều đau khổ của người phụ nữ xưa,xã hội luôn muốn nhấn chình họ
Bài 1 (trang 50 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao
-Về nội dung
+ đều là những lời than thân xót thương cho số phận cuộc đời đau khổ bất hạnh của những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng
+ thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc
+ phản kháng tố cáo xã hội bất công thối nát
-Về nghệ thuật
+ thể thơ lục bát
+ âm điệu than thân thương cảm
+ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ thông qua những sự vật nhỏ bé tầm thường
+ đều sử dụng cụm từ thân em mang tính truyền thống
Copyright © 2021 HOCTAP247