Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Soạn văn lớp 7

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Soạn văn lớp 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   I. NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM 

   1. Nhu cầu biểu cầm của con người

    Những câu ca dao sau:

  •                               Thương thay con cuốc giừa trời

                                     Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

  •                             Đứng bèn ni đồng, ngó bèn tê đồng, mênh mông bát ngát

                                       Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

                                      Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

                                       Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

   Câu ca dao thứ nhất biểu hiện nỗi khổ đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Câu ca dao thứ hai biểu hiện cảm xúc về một niềm hạnh phúc bao la, êm ái và tự hào.

   Thông thường, người ta thổ lộ tình cảm để mong được chia sẻ được sự đồng cảm. Khi vui mà được chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, khi buồn mà được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi bớt đi.

   Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa, không nói ra không được thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. Cho nên, trong thư từ gưi cho người thân hay bạn bè, em thường bieu lộ tình cam cua minh trong dó.

   2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

   Hai đoạn văn sau:

           (1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chủng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình?

                                                                             (Bài làm của học sinh)

   (2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miên Nam chạy tới chân trời, cô lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lề không phải là một người con gái đã  hát trên đài. Đó chính là quẽ hương ta đang lèn tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đồng và một giàn bầu đong dưa quà nặng, một ngày đă xa, mẹ ta đă chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, cứa những xóm làng vá những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.

                                                                                               (Nguyên Ngọc)

   a. Đoạn văn (1) nói lên nỗi thương nhớ người bạn cùng học chung ngày nào. Đoạn (2) biểu đạt nồi nhớ cùng tình yêu quê hương của tác giả được gợi lên từ bài dân ca. Nếu so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả thì nội dung của hai đoạn vân trên chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm của người viết.

   b.Qua hai đoạn văn trên, em rất tán thành ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tể quốc, ghét nhưng thói tầm thường, độc ác...).

   c.Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở đoạn một là bộc lộ trực tiếp bằng ngôn từ ("Thảo thương nhớ ơi!". Đoạn văn (2), tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm.

   II. LUYỆN TẬP

  1. Hai đoạn văn sau:

    a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có răng cưa. Hoa mọc từ một tới ba đôa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

                                 (Theo Từ điển Bách khoa nông nghiệp)

   b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lèn hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta, hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏè, sông lâu nền cội cành thường sần lên những lớp rèu da rắn màu rỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn  phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đẩu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Linh.

                                                        (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

   Đoạn văn thứ hai là văn biểu cảm. Vì đoạn văn đã bộc lộ tình cảm yêu thích hoa hải đường của tác giả. Sự yêu thích đó được biểu lộ qua cái nhìn tưởng tượng chủ quan của tác giả về hoa hải đường ‘phơị phới như một lời chào hạnh phúc”, "trông dân dã như cây chè đdị đỏ”), biểu lộ trực tiếp bằng lời văn ("màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm”, “rạng rỡ nồng nàn”, "ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường”)'

   2.Nội dung biểu cảm của cả hai bài thơ Sông núi nước NamPhò giá về kinh đều thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc. Một thể hiện lòng tự hào về một nền độc lập dân tộc; một thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hòa bình lâu dài của dân tộc.

   3.Một số bài vần biểu cảm: Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6), Biển đẹp (Ngữ văn 6, tập hai), Cổng trường mở ra (Ngữ văn 7), Mẹ tôi (Ngữ văn 7).

    4.Một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

                                                         CÂY TRE

   Cành lá tre này cũng như những cành lá tre khác, không có gì đặc biệt. Nhưng tôi không hao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm giác lúc nào cũng giống nhau.

   Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín dáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh thoát và lạnh lẽo, một cái gi vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa tha thiết lại vừa thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế tục dem giấu cái tài năng không dược ai biết trong rừng núi... Vài lá tre dài, nhọn vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.

Tags: học tốt Ngữ văn 7 tập 1

 

Copyright © 2021 HOCTAP247