Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của môi trường

  • Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
  • Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
  • Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

1.2. Cư trú của con người

  • Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
  • Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
  • Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
  • Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

Bài tập 1: 

Quan sát hình 23.2 (trang 75 SGK Địa lý 7), nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

  • Vùng núi An-pơ, thực vật thay đổi theo độ cao, tính từ chân núi đến đỉnh núi có : rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ. Thực vật cũng thay đổi theo hướng sườn : ở sườn đông, các đai thực vật phân bố ở cao hơn sườn tây.
  • Nguyên nhân: do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao 100 m giảm 0,6°c. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.

Bài tập 2:

Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.

  • Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
  • Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
  • Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
  • Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung: 

  • Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
  • Biết được sự khác nhau về cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 76 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 76 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 54 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 55 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 55 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 56 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 7

4. Hỏi đáp Bài 23 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247