Bố cục : đề - thực - luận - kết
- 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật
- 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người
- 2 câu luận : tâm trạng tác giả
- 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Vần gieo cuối câu 1,2,4,6,8; phép đối câu 3-4 (lom khom dưới núi – lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà), câu 5-6 (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng, con quốc quốc – cái gia gia).
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh tượng được miêu tả lúc chiều tà – thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn, cô đơn.
Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với không gian “xế tà”, cây cỏ, hoa lá, nhà cửa, con người vắng vẻ, tiếng kêu các loài chim gợi ra sự khắc khoải. Các từ láy, tượng thanh càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh Đèo Ngang um tùm cây cỏ, hoang vắng, thưa thớt, con người, gợi buồn.
Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan :
- Mượn cảnh nói tình : mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.
- Trực tiếp tả tình : “Một mảnh tình riêng, ta với ta” – cô đơn, buồn.
Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Không gian càng rộng, sự cô đơn, trống trải càng đậm nét, hình ảnh con người càng nhỏ bé, nỗi cô đơn càng nhân lên.
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cụm từ ta với ta : Hai chữ “ta” trong cụm từ đều chỉ chính nhà thơ, nỗi cô đơn tìm người chia sẻ giữa trời đất mênh mông lại gặp chính nỗi cô đơn của mình, không ai cùng chia sẻ.
Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :
Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.
Copyright © 2021 HOCTAP247