Soạn bài: Từ đồng nghĩa (siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.Từ đồng nghĩa với:

   -Rọi: chiếu

   -Trông: nhìn ngắm, dòm , liếc,....

2.Nghĩa khác của từ trông

   -Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: chăm nom, trong coi, chăm sóc, coi sóc,....

   -Mong: hi vọng, trông mong,...

1.Nghĩa của từ quả với từ trái giống nhau

2.Hai từ bỏ mạng và hi sinh có:

   -Điểm giống nhau: đều có nghĩa là chết

   -Khác nhau:

      + Bỏ mạng là chết vô ích mang sắc thái khinh bỉ coi thường

      + Hi sinh là chết vì nghĩa vụ lí tưởng cao cả mang sắc thái kính trọng

1.Thử thay các từ ở mục II cho nhau ta thấy: quả và trái có thể thay thế nhau; còn bỏ mạng và hi sinh không thay thế được cho nhau

   -Nhận xét: Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau nhưng từ đồng nghĩa hoàn toàn không thể thay cho nhau được

2.Ở bài 7 đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay vì dùng từ chia li mới phù hợp từ chia tay không phù hợp với thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm

Bài 1 (trang 115 Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ Hán Việt đồng nghĩa

Từ thuần ViệtTừ Hán Việt đồng nghĩa
Gan dạCam đảm
Nhà thơThi sĩ
Mổ xẻGiải phẫu
Của cảiTài sản
Nước ngoàiNgoại quốc
Tên lửaHỏa tiễn
Chó biểnHải cẩu
Đòi hỏiYêu sách
Lẽ phảiCông lí
Loài ngườiNhân loại
Thay mặtĐại diện
Tàu biểnHải thuyền

Bài 2 (trang 115 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa

   -Máy thu thanh: ra đi ô

   -Dây trời: ăng ten

   -Xe hơi: ô tô

   -Xe máy: mô tô

Bài 3 (trang 115 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một số từ đồng nghĩa phổ thông

   -Heo (lợn)

   -Bắp (ngô)

   -Muỗng (thìa)

   -Khoai mì (sắn)

   -Dĩa (đĩa)

   -Chén (bát)

Bài 4 (trang 115 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm

   -Đưa: trao

   -Đưa: tiễn

   -Kêu: rên

   -Nói: trách

   -Đi: mất

Bài 5 (trang 116 Ngữ Văn 7 Tập 1):

TừNét nghĩa riêngNghĩa chung
ĂnSắc thái bình thườngTự cho thức ăn vào nuôi sống cơ thể
XơiSắc thái lịch sự xã giao
ChénSắc thái thân mật thông tục
ChoNgười trao vật có vai cao hơn hoặc ngang bằng với người nhậnTrao cái gì cho ai toàn quyền sử dụng mà không đòi hay đổi lại một cái gì cả
TặngNgười trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận vật được trao mang ý nghĩa khen ngợi khuyến khích
BiếuNgười trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng với người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận
Yếu ớt Yếu đến mức sức lực tác dụng coi như không đáng kể. Yếu ớt không nói tới trạng thái tinh thần
Yếu đuốiLà thiếu hẳn sức mạnh về thể chất và tinh thần
XinhChỉ người còn trẻ hình dáng nhỏ nhắn ưa nhìn
ĐẹpMức độ cao hơn xinh
TuUống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm mà uống
NhấpUống từng chút một bằng cách hớp ở đầu môi thường là để cho biết vị
NốcUống nhiều và hết ngay một cách thô tục

Bài 6 (trang 116 Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền từ thích hợp

a.Thành tích, thành quả

-Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay

-Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9

b.Ngoan cường, ngoan cố

-Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt

-Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng

c.Nhiệm vụ, nghĩa vụ

-Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng là nguồn sống nguồn hạnh phúc của mỗi người

-Thầy Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy

d.Giữ gìn, bảo vệ

-Em Thúy luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ

-Bảo vệ quân đội là sứ mệnh của quân đội

Bài 7 (trang 116 Ngữ Văn 7 Tập 1):

-Các câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế cho nhau

   a.Nó đối đãi/ đối xử tử tế với mọi người nên được mọi người rất yêu quý

   b.Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại/ to lớn đối với vận mệnh dân tộc

-Các câu không thể dùng từ đồng nghĩa để thay thế

   a.Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó với trẻ em

   b.Ông ta có thân hình to lớn như hộ pháp

Bài 8 (trang 117 Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với

-Bình thường: Kết quả học tập của nó bình thường

-Tầm thường : Đó là một hành động tầm thường

-Kết quả: Kết quả thi cử của Lan khá xuất sắc

-Hậu quả: Chiến tranh thế giới II đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề

Bài 9 (trang 117 Ngữ Văn 7 Tập 1): Các từ dùng sai trong câu và cách sửa lại

-Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ (vì hưởng lạc mang ý nghĩa xấu

-Thay bao che bằng che trở (vì bao che mang hàm ý xấu)

-Thay trình bày bằng trưng bày

Copyright © 2021 HOCTAP247