I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1. Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Phần 1: miêu tả có sự kết hợp với tự sự.
- Phần 2: tự sự có kết hợp với biểu cảm.
- Phần 3: miêu tả có kết hợp với biểu cảm
- Phần 4: biểu cảm trực tiếp.
* Ý nghĩa của các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài thơ:
- Phần 1:câu đầu miêu tả, bốn câu sau tự sự: ý nghĩa dựng lại một bức tranh toàn cảnh về cảnh vật và sự việc để làm nền cho tâm trạng.
- Phần 2: 4 câu đầu là tự sự, có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực.
- Phần 3: 6 câu đầu là miêu tả, ý nghĩa đặc tả một tâm trạng ít ngủ.
- Phần 4: biểu cảm trực tiếp: mơ ước ngôi nhà nghìn gian cho mọi người dù mình có bị chết cóng.
2.
a. Yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm trên ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm.
* Yếu tố miêu tả: những ngón chân của bố khum khum, gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, mu bàn chân mốc trắng…
⟹ Nếu không có yếu tố miêu tả và tự sự thì yếu tố biểu cảm khó mà bộc lộ được.
b. Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn.
II. LUYỆN TẬP:
1. Kể lại nội dung “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
- Tả cảnh gió mùa thu ra sao? Gây ra tai họa gì?
- Diễn biến của sự việc nhà tranh của Đỗ Phủ bị tốc mái.
- Hành động những đứa trẻ đã cướp giật và tâm trạng ấm ức của tác giả.
- Tả cảnh mưa, dột của ngôi nhà và cảnh sống khổ cực của nhà thơ.
- Mơ ước của Đỗ Phủ: căn nhà rộng ngàn gian
2. Viết lại thành một bài văn biểu cảm
Gợi ý:
- Kể lại chuyện đổi tóc rối lấy kẹo.
Kẹo được làm bằng từ mầm cây mạ, mầm thóc .
Loại kẹo chỉ đổi tóc rối chứ không bán.
- Tả cảnh chải tóc của người mẹ: tư thế, cái lược mẹ chải như nào => vo tóc rối => giắt lên mái nhà.
- Cảm xúc : kẹo mầm tuổi thơ…
Copyright © 2021 HOCTAP247