Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Tiếng gà trưa Soạn bài Tiếng gà trưa đầy đủ nhất - Ngữ văn 7 tập 1

Soạn bài Tiếng gà trưa đầy đủ nhất - Ngữ văn 7 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Tiếng gà trưa, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Tiếng gà trưa đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

tiếng gà trưa

Xem thêm Dàn ý phân tích Tiếng gà trưa

Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa

Cảm nhận bài Tiếng gà trưa

Câu 1 (Trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

- Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc: khi đi hành quân, bất chợt người cháu nghe thấy tiếng gà gáy, từ đó những cảm xúc, kí ức tuổi thơ, kí ức về người bà bất chợt hiện về.

- Mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến theo thứ tự:

+ Tác giả nghe thấy tiếng gà trưa trong khi đang đi hành quân.

+ Kí ức tuổi thơ và người bà ùa về: con gà mái mơ, cách bà dành dụm tiền mua quần áo cho cháu, cách bà mắng yêu...

+ Tiếng gà trưa đi vào tâm trí, trái tim của người cháu khi đi chiến đấu. Người cháu coi đó là mục tiêu chiến đấu bảo vệ hòa bình, ấm no cho quê hương đất nước.

Câu 2  (Trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

   Những kỉ niệm được gợi lại qua các hình ảnh:

- Hình ảnh bà mắng yêu cháu khi cháu xem trộm gà để trứng.

- Hình ảnh soi trứng, dành dụm từng quả để cho con gà mái ấp.

- Hình ảnh bà lo lắng khi gió mùa đông tới, đàn gà toi. Khi đó sẽ không đủ tiền mua quần áo mới cho cháu.

Bài thơ biểu hiện những tình cảm của tác giả như:

- Hoài niệm về những kí ức tuổi thơ với người bà.

- Tình cảm trân trọng những kí ức tuổi thơ, kí ức về người bà.

- Tình cảm yêu thương, kính yêu người bà.

Câu 3 (Trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua những câu thơ trong bài, em cảm nhận về người bà như sau:

- Người bà hiện lên là một con người tần tảo, sống chắt chiu lo cho con cháu từng bữa ăn, chăm lo cho chúng từng cái áo, cái quần.

- Đó còn là một người bà dành rất nhiều tình cảm yêu thương cho cháu.

- Người bà luôn nhắc nhở, bảo ban cháu. Sự bảo ban đó xuất phát từ tình yêu thương con cháu.

Tình cảm bà cháu hiện lên ấm áp, sâu nặng. Hai bà cháu luôn lo lắng, bảo ban cho nhau. Bà chăm lo cho cháu, cháu đi xa thì luôn nhớ về hình ảnh người bà kính yêu của mình.

Câu 4 (Trang 151 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét về cách gieo vần, số câu trong mỗi khổ của dòng thơ:

- Mỗi khổ thơ thường có 4- 7 câu, số tiếng trong câu linh hoạt, thường là 5 chữ nhưng có những câu ít hơn: 3 chữ (tiếng gà trưa).

- Cách gieo vần: chủ yếu gieo vần chân, một số câu gieo vần liền và vần cách. Nói chung, cách gieo vần cũng linh hoạt giúp tác giả thể hiện tình cảm một cách tự nhiên, chân thực nhất.

Câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại ở vị trí câu thơ đầu tiên ở các khổ thơ: 2, 3, 4, 6 nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ. Đây cũng là hình ảnh tạo cảm xúc cho tác giả. Đồng thời hình ảnh này sẽ liên kết các kỉ niệm hiện về trong kí ức của tác giả.

Thông qua phần Soạn bài Tiếng gà trưa, hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài Tiếng gà trưa đầy đủ và chính xác nhất dành cho các bạn học sinh. Chúc các bạn học tập tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247