Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Soạn bài Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học- Soạn văn lớp 7

Soạn bài Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học- Soạn văn lớp 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

   Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

                                                 BÀI THAM KHẢO

   Hồ Chủ tịch không những là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam mà còn là một thi sĩ nổi tiếng.

   Đọc bài thơ Cảnh khuya em càng thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ trong Bác. Em thấy say mê cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ của núi rừng Việt Bắc - cái nôi của cách mạng. Em cũng rất khâm phục, kính yêu lòng yêu nước vĩ đại của Bác:

                                          Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                          Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                                         Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                         Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ở ngay câu thơ đầu:

                                        Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

   Cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên thơ mộng hơn, tươi đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo:

                                          Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Âm thanh mới trong trẻo, du dương, ngân nga làm sao. Âm “a” cuối câu gợi nên cung bậc của tiếng suối đều đặn, miên man, mang lại cho tâm hồn em một âm hưởng thiết tha, ngọt ngào, mà sâu lắng.

   Nghệ thuật so sánh còn tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ: Bác biến dòng suối thành tiếng hát, một âm thanh rất trong trẻo, trẻ trung. Tiếng suối như có hồn của người nghệ sĩ. Bác đứng dưới rừng Việt Bắc thưởng thức tiếng suối, thưởng thức cảnh thiên nhiên của núi rừng khi đã về khuya. Phải rất say mê, chan hòa với thiên nhiên, hòa hợp thán thiết với thiên nhiên Bác mới nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế. Thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp trong tâm hồn Bác. Đọc đến đây dẫu không phải là người nghệ sĩ, không thân thiết được với thiên nhiên như Bác, em cũng thấy lòng mình rung động mãnh liệt. Em thấy vỏ cùng sung sướng, xúc động và em như thấy con suôi hiện ra trước mắt mình thật lung linh, huyền ảo.

   Nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng hơn:

                                    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

   Trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian. Những lùm cây rậm rạp được trăng chiếu xuống trông như những sợi kim tuyến lấp lánh trang điểm trêm mái tóc bồng bềnh của nàng thiếu nữ. Trăng soi qua kẽ lá, chiếu xuống đất tạo thành muôn vàn những đốm trắng nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm. Trăng, cây cổ thụ, bóng hoa tuy ở ba tầng bậc khác nhau nhưng chúng không cách biệt mà gắn bó, đan xen vào nhau, lồng vào nhau, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Chúng cũng sống động lên nhờ từ “lồng”. Trước mắt em là một bức tranh tươi đẹp, các nét cảnh hòa quyện đan xen khiến cho bức tranh đó làm em say mê, ngây ngất.

   Cảnh rừng Việt Bắc rất phong phú nhưng Bác chỉ khắc họa một vài nét: ánh trăng, tiếng suối. Tuy nhiên em vẫn hình dung thấy một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Người.

   Phải chăng Bác thao thức, chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp?

                                       Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

   Nghệ thuật so sánh này gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Cảnh rừng Việt Bắc như một bức tranh - “như vẽ “một bức tranh tươi đẹp nhưng cũng hết sức hoàn hảo, có trăng, có suối, có bóng hoa, có cây cổ thụ. Hai lần tác giả dùng biện pháp so sánh trong bài nhitog mỗi lần so sánh, mang đến một vẻ đẹp tươi khác nhau. Nhờ đó cảnh rừng Việt Bắc hiện ra cụ thể hơn. Hãy trở lại với tâm hồn của Bác. Bác muôn vàn kính yêu của chúng ta quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc. Khác với người xưa, Bác không những yêu thiên nhiên mà Bác còn lo lắng cho nước nhà, lo cho giang sơn tươi đẹp:

                                   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

   Cảm xúc khâm phục Bác càng dâng lên trong em. Câu thơ đã lí giải toàn bộ nguyên do vì sao Bác không ngủ: vì lo nỗi nước nhà.

   Nhờ câu thơ này em hiểu ra hoàn cảnh của Bác lúc đó. Có lẽ đã bao đêm Bác thao thức không ngủ như thế này vì Bác lo cho dân, cho nước. Rồi đêm nay, giữa núi rừng Việt Bắc, bất chợt gặp khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, lòng Bác tràn trề cảm xúc và đã bật ra những vần thơ chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Điều ấy càng khiến em xúc động. Em càng kính yêu, khâm phục vô bờ bến đốì với tâm hồn, trái tim vĩ đại của Bác.

   Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Đọc bài thơ em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác. Bác không bao giờ xao lãng việc nước, xao lãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.

  (Bài làm đạt giải nhì trong kì thi HS giỏi cấp thành phố của Lễ Thị Thu Trang - HS lớp 6 Trường THCS Trần Đăng Ninh, Nam Định)

                                                            BÀI THAM KHẢO

   Cứ mỗi lần nhìn bà nhai trầu em lại nhớ đến câu chuyện Sự tích trầu cau. Đó là một câu chuyện rất hay, cho chúng ta một bài học đáng quý về tình cảm vợ chồng, anh em keo sơn gắn bó.

   Truyện thật cảm động! Ngay từ đầu câu chuyện gây cho em sự ngạc nhiên, thích thú với các chi tiết hai anh em họ Cao giống nhau như đúc, chỉ hơn nhau một tuổi. Người đọc thấy yêu quý và cảm phục hai anh em họ Cao vì mới mười bảy tuổi, mười tám tuổi thì cha mẹ đã mất. Hai anh em von thương nhau lại càng yêu thương nhau hơn trước. Hai anh em đã được ông thầy họ Lưu dạy học và cho ở tại nhà. Với đức tính chăm chỉ học hành, họ được ông thầy họ Lưu yêu như con. Lại một sự may mắn nữa đã đến, người anh đã lấy được vợ là cô con gái họ Lưu xinh đẹp, dịu dàng, ít ai sánh kịp. Em rất vui mừng và hồi hộp, không biết cuộc sống của hai anh em sẽ còn thay đổi như thế nào nữa? Em nghĩ rằng chắc hai anh em họ Cao sẽ rất hạnh phúc sống bên nhau. Nhưng từ khi lấy vợ, tình cảm giữa hai anh em không còn thắm thiết như xưa nữa. Sau một sự hiểu lầm đáng tiếc vì hai anh em giống nhau quá, người anh lại càng hững hờ với em. Càng tức người anh bao nhiêu, em càng thương xót cho người em bấy nhiêu. Dường như chi tiết “hai anh em giống nhau như đúc” chính là điều thú vị nhất. Nó hấp dẫn người đọc từ đầu truyện và giờ đây, nó lại chia rẽ hai anh em. Người em đáng thương vì quá buồn tủi đã bỏ nhà ra đi, khi chết biến thành một tảng đá. Phải chăng tảng đá đó là nỗi cô đơn, thể hiện sự trong trắng của người em? Người anh lẳng lặng đi tìm em, chết biến thành một cây không cành mọc thẳng lên bên tảng đá. Anh ta đã đánh mất tình anh em như đánh mất chính cánh tay của mình nhưng đến lúc chết, anh vẫn muốn được ở bên em. Người vợ cũng đi tìm chồng, quá thương nhớ chồng nên nàng đã khóc vật vã, nàng chết biến thành một cây leo quấn chặt cái cây không cành như để tìm nơi nương tựa cho mình - một phụ nữ yếu đuôi quấn quýt bên chồng. Cái chết đầy đau thương cùng với yếu tố kì ảo hoang đường đã khiến người đọc cảm động và thương xót cho ba người. Em cảm phục ba người vì họ sống có tình có nghĩa, cho đến khi chết vẫn gắn bó với nhau. Nơi thế giới bên kia có lẽ họ đã đoàn tụ lại bởi biểu tượng hòn đá, cây không cành và cây dây leo vẫn quấn quýt bên nhau. Phải nói rằng sự biến hóa này là hết sức độc đáo và hợp lí. Nó mang ý nghĩa giáo dục sâu xa. Người anh trước kia là trụ cột gia đình, bởi vậy anh ta đã biến thành cây không cành che chở cho cây dây leo và tảng đá em mình. Anh em, chị em, vợ chồng nương tựa và gắn bó với nhau mãi mãi. Tình nghĩa đó đã khiến vua Hùng đi qua chôn ấy rất cảm động. Tục ăn trầu cũng từ đó mà có. Ba yếu tố đá vôi, lá của cây leo và quả của cây không cành đã tạo nên một sắc thắm đó chính là tình người. Yếu tố kì ảo hoang đường trong truyện giúp em hiểu rõ ý nghĩa của ba cái chết. Câu chuyện được nhân dân viết lên để nói về những con người trên đất nước Việt Nam. Người Việt Nam mong muốn anh em trong gia đình phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau và vợ chồng chung thủy gắn bó, không chỉ riêng nhưng câu chuyện dân gian mà cả trong những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm, đó:

                                    - Anh em như thể chân tay

                               Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

                                  - Râu tôm nấu với ruột bầu

                             Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon

    Truyện Sự tích trầu cau để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với em. Đây không chỉ là một truyện cổ tích rất hay mà còn là một bài học đáng quý cho em và cho tất cả mọi người. Nó cũng giúp em hiểu rõ hơn vê một nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó chính là tục ăn trầu.

                    (Bài làm tại lớp của Nguyễn Phương Linh-HS lớp 6 Trường THCS Dân lập Nguyễn Siêu-Hà Nội)

Copyright © 2021 HOCTAP247