Hướng dẫn chi tiết cách viết bài văn nghị luận hay nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.    Viết phần mở bài
a)    Vị trí và vai trò của mở bài
Nếu quan niệm bài văn là một hệ thống hoàn chỉnh thì phần mở đầu là một bộ phận trong thể thống nhất ấy. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống, nó vừa phải thống nhất với toàn bài về mặt nội dung, kết cấu, và phong cách ngôn ngữ... vừa phải có mạt khác biệt (đối lập) với các bộ phận khác trong hệ thống, tức là không thể giống và không thể lẫn với phần kết bài.
Mặt khác, phần mở bài lại có tính hoàn chỉnh và độc lập tương đối cho phép nó tồn tại như một đoạn văn riêng, như một hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn là bài văn.
Nói đến vai trò của phần mở bài, có người có cho rằng: Mở hài thành công, coi như giải quyết được một nửa hài làm. Tất nhiên nói như vậy có phần cực đoan, nhưng dù sao cách nói đó nhằm nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của mở bài. Phần mở bài rất khó viết. M. Gorki đã từng nói: Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chỉ phôi giọng điệu của cả tác phẩm, và người ta thường tìm nó rất lâu.
Phần mở bài có vị trí quan trọng vì:
- Nó là phần đầu tiên (gọi là mở bài vì vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở đầu bài), phần trước nhất đến với người dọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn văn bản. Mặt khác nó còn tạo thêm hứng thú cho bản thân người viết văn bản.
-    Mở bài rõ ràng, hấp dẫn tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. Mở bài không rõ ràng, không thích hợp với yêu cầu nội dung biểu hiện trình độ nhận thức và tư duy không tốt, do đó nội dung bài làm cũng kém chất lượng.
b)    Chức năng của phần mở bài
Một đề bài ra cho học sinh thường đặt học sinh trước tình huống có vấn dổ. Có thể so sánh phần mở bài trong văn nghị luận cũng như phần thắt nút của một câu chuyện, một vở kịch.
Phần mở bài phải phản ánh được yêu cầu cơ bản của đề bài. Nó giới thiệu, nêu vấn đề trung tâm mà bài nghị luận đề cập và giải quyết, nó xác định phương hướng phạm vi, mức độ giải quyết vấn đề.
c)    Yêu cầu về nội dung và hình thức của phần mở hài
+ Về nội dung: Như đã nói, phần mở bài tạo ra tình huống có vấn đề, phải có tính luận để tức là phải đề xuất được vấn đề mà đề bài yêu cầu giải quyết phần phân tích, chứng minh, bình luận...
+ Vấn đề đặt ra trong phần mở bài dưới dạng tổng quát, khái quát phải đưa ra được những tiền đề, dữ kiện đòi hỏi phải có lời giải đáp (trong phần thân bài).
+ Đối với một đề bài có yêu cầu phê phán, không nên để lộ thiên hướng của người viết, tức là không để lộ điều khẳng định, kết luận ở phần mở bài vì như th< bài văn sẽ kém sức thuyết phục.
d)    Cấu tạo của phần mở hài à dạng đầy đủ gồm:

- Về nội dung
+ Dẫn vào đề: Nêu xuất xứ của đề, xuất xứ của một ý kiến, một nhận định, mộ danh ngôn, một chân lí phổ biến hoặc dẫn một câu thơ văn, nêu lí do đưa đến bài viết hoặc nêu một sự kiện có liên quan để dẫn dắt người đọc vào đề. Có thể bắt đầu bằng một sự kiện đặc sắc, một hình tượng hấp dẫn, một thông báo thú vị để khêu gợi trí tò mò. Cũng có thể có khi người ta vào đề thẳng mà không cần lời dẫn.
+ Để xuất vấn để: Đây là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà mình sẽ giải quyết trong phần sau. Nêu lên vấn đề và yêu cầu phá giải quyết (có thể nêu một câu hỏi bất ngờ và thông minh, một mẩu chuyện ngược đời để gây hấp dẫn).
+ Giới hạn vấn đề: Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi. mức độ giới hạn của vấn đề (xác định góc độ nhìn nhận vấn đề, hoặc đối tượng, mục tiêu mà vấn đề nhằm tới).
-    Về hình thức:
Phần mở bài phải cân xứng với khuôn khổ bài viết, đặc biệt, nó phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng về dung lượng và cả về phong cách diễn dạ với phần kết.
+ Đối với một bài văn nghị luận, những câu dẫn đề nên viết ngắn gọn, khóc léo. có sức thu hút, gợi hứng thú, tránh viết dài dòng, bay bướm, cầu kì làm phân tán sự chú ý của người đọc hoặc nói vòng vèo mà không vào được vấn đề, cũng tránh viết lan man, không ăn khớp với những phần sau.
+ Các câu văn trong phần mở bài thường là những câu tường thuật (biểu đạt những phán đoán, những nhận định khái quát) cũng có khi là những câu phủ định, khẳng định, nghi vấn, cảm thán. Câu nghi vấn ở đây thường là những câu hỏi tu từ, :âu hỏi đơn thoại nhàm phát động sự suy nghĩ của người đọc chứ không phản ánh sự vận động tư tưởng của người viết.
+ Các câu trong phần mở bài thường ngắn gọn hoặc có độ dài vừa phải. Chúng thải thông nhất về mặt phong cách ngôn ngữ với toàn bài, đặc biệt với phần kết luận.
- Một số cách thức mở hài:
Mở đầu có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu và mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Phương pháp gián tiếp lại chia thành: thủ tháp so sánh, tương phàn, nghi vấn, giả định... Người viết có thể lựa chọn sử dụng các phương pháp khác nhau, tùy theo nội dung, mục đích, khuôn khổ bài viết và thưởng thức biểu đạt.
+ Mở bài trực tiếp. Giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày. Đó là phép mở mà người xưa nói: mở cửa sổ thấy núi. Cách mở này tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận, thích hợp với những bài viết ngắn gọn, nhưng nếu không khéo sẽ dễ khô khan và ít hấp dẫn.
Ví dụ 1: Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Mở bài: Bàn về mối quan hệ giữa bản chất và hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt Nam có câu. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...
Nhận định của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn không?
Ví dụ 2: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập I) của Nam Cao.
Mở bài: Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1) của nhà văn Ngô Tất Tố - chúng ta không thể không xúc động trước vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu, nhân vật chính của truyện.
+ Mở bài gián tiếp: Không đi thẳng ngay vào vấn đề mà thông qua một loạt sự dẫn dắt câu chuyện, sự kiện con số, so sánh... sau đó mới nêu vấn để trình bày. 2ách này thường dài, tốn thời gian nhưng lại lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Các văn làm mang tính giao tiếp công cộng thường dùng cách mở gián tiếp. Mờ gián tiếp có các kiểu như sau:
Diễn dịch:
Ví cụ: Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Mở bài: Tục ngữ thường thể hiện những triết lí sâu sắc của dân gian. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất với hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng, ông cha a có cân: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Quy nạp:
Ví dụ: Trong đời sống, nhiều khi người ta đứng trước một sự lựa chọn về vật chất, về người: người đẹp mà kém, người giỏi thì không đẹp; vật đẹp thì không bền. Đối với các mối quan hệ ấy, dân gian ta có lời khuyên: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Tương liên:
Mở bài: L. Tônxtôi từng nói: Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp đáng yêu. Ý của nhà văn muốn đề cao phẩm chất của con người. Cùng quan điểm như vậy, nhưng cách diễn đạt giàu hình ảnh, và có thể hiểu một cách rộng hơn phạm vi đánh giá con người, tục ngữ Việt Nam có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Đối lập:
Ví dụ: Người đời không mấy ai không bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài, t danh vọng, địa vị. Vì thế, nhiều người thường bị những hình thức bên ngoài ấy khiến mất khả năng đánh giá chính xác sự vật, hiện tượng, thậm chí còn đe cả cuộc sống theo đuổi nhữ/ig những vinh quang vô bổ. Để rãn đời, đồng thời nêu lên một nhận xét chung về vai trò quan trọng của nội dung so với hình thi tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Phần mở bài thường chiếm một đoạn văn. Thông thường đó là một đoạn văn đơn, nhưng cũng có khi đó là một đoạn văn ghép chứa hai chủ đề nhỏ liên quan chặt chẽ với nhau.
Tóm lại, đoạn mở bài là một phần trong tổng thể bài văn. Nó có quan hệ chặt chẽ với toàn bài, đặc biệt là với phần kết nhưng đồng thời nó lại là một đoạn V hoàn chỉnh, có nội dung và kết cấu riêng, có quan hệ chặt chẽ và logic.
Có thể tùy nghi lựa chọn cách thức mở bài thích hợp với nội dung, khuôn k! bài nghị luận (và phù hợp với trình độ viết văn của mình) miễn là đoạn mở bài pt đạt được yêu cầu cơ bản là đề xuất được vấn đề, nêu phương hướng giải quyết giới hạn của vấn đề.

2.    Viết phần thân bài
Ở bài văn nghị luận, phần thân bài là phần giải quyết vấn đề. Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đ một số yêu cầu của đề bài. Tùy vào yêu cầu của đề bài mà tiến hành khai thác c đoạn ở phần thân bài. Nếu đề bài có cho sẵn trình tự yêu cầu thì ta giải quyết tin yêu cầu theo một trình tự ấy. Nếu đề bài không cho sẵn trình tự giải quyết thì phải định ra cho mình một trình tự giải quyết sao cho hợp lôgic, hợp tâm lí của người đọc như đã trình bày ở phần sắp xếp ý.
Khi viết phần thân bài nên chú ý mấy điểm sau:
- Cách viết đoạn văn nghị luận: Đoạn văn nghị luận có thể nhìn từ nhiều pli khác nhau. Từ phần chức năng ta thấy ở phần thân bài có các loại đoạn như: đo triển khai, đoạn chuyển tiếp... Từ phía cách thức nghị luận, ta có các loại đoạn: giải thích, chứng minh, bình luân. Từ phía thao tác tư duy, ta có các loại đoạn: so sánh diễn dịch, quy nạp... Dù đoạn văn rất nhiều kiểu như vậy nhưng khi xây dựng đo văn ta cũng phải tuân thủ theo một quy ước nhất định.
Trong văn nghị luận, đoạn văn thường được xây dựng theo câu chủ đề. Đây câu mang ý chính, khái quát nội dung của cá đoạn. Nó có tác dụng định hướng triển khai, tránh được tình trạng lạc ý hoặc loãng ý trong đoạn. Câu chủ đề tức :âu nêu luận điểm, luận cứ có thể đặt ở đầu đoạn (ứng với thao tác diễn dịch) hoặc lặp ở cuối đoạn (ứng với thao tác quy nạp).
Cũng có khi chúng ta viết đoạn văn không có câu chú dề. Lúc này đoạn văn bao gồm những câu ngang hàng nhau vô ý. Trong trường hợp này, chủ đề của đoạn văn phải được hiểu ngầm và người đọc chỉ có thể rút ra được chú dề ấy qua việc khái quát ý của tất cả các câu.
- Trong quá trình làm bài, để các đoạn văn có thể liên kết với nhau thành một bài hoàn chỉnh chúng ta cần chú ý tới phần chuyển ý. Có thể tóm tắt ý ở đoạn trước để chuyển sang ý đoạn sau. Có thể dùng một số từ nối, hoặc dựa vào ý sau đoạn móc nối với đoạn trước.
Ngoài ra, cần lưu ý với các đề mục trong bài để định rõ độ dài ngắn của các đoạn. Các ý lớn, các đề mục trọng tâm cần được viết thành các đoạn chiếm tỉ lệ thích đáng so với toàn bài. Các ý phụ chỉ nên viết thành các đoạn ngắn. Nếu làm ngược lại, bài làm sẽ mất cân đối, lệch hoặc xa để.
Sau mỗi đoạn văn giải quyết trọn vẹn một đề mục, một ý lớn phải xuống dòng. Những chỗ xuống dòng thích hợp rất cần cho một bài làm. Nó giúp cho bài làm sáng sủa, mạch lạc.

3.    Phần kết bài
a)    Vai trò và chức năng của phần kết hài: Phần kết bài (hay kết luận) là gói vấn đề lại. Sau khi giải quyết vấn đồ phải có sự đánh giá bao quát, lời nhận định tổng quát đối với nội dung bàn luận.
Phần kết bài không phải chỉ là tổng kết, tóm lược, củng cố những luận điểm cơ ràn những kết luận đã trình bày trong phần thân bài mà còn nhấn mạnh, khẳng định lại vấn đề ở tầm nhìn cao hơn. Cũng không phải là nhắc lại lời phán đoán khái quát, lời nhận định tổng quát mới đã nêu trong phần mở đầu mà thực chất là một khái quát mới vào cách nhìn nhận vấn đề, nâng vấn đề lên. Thường thì trong vấn đề lấy người ta nêu lên mối tương quan biện chứng giữa các luận điểm hoặc cũng có hè nêu ý nghĩa, tác dụng chủ yếu về mặt giáo dục và nhân thức vấn đề đối với bản thân người viết, đề ra phương hướng suy nghĩ và hành động có thể gợi lên một vấn đề nghiên cứu khoa học, để tiếp tục đi sâu - tức là mở ra hướng cho tương lai. Đây là tính tích cực sáng tạo nảy sinh ra sau một đoạn đường suy nghĩ, tìm hiểu vấn đề. Như thế, kết bài vừa phải có thu lại, vừa phải có mở ra.
Trong phần kết bài nếu có những ý sắc sáo, độc đáo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hoàn tất, trọn vẹn, gợi những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người đọc.
Có thể mượn một câu nói thâm thúy, đặc sắc, giàu ý nghĩa của một danh nhân để khép bài lại thay cho người viết.
Tóm lại, viết phần kết bài tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho bài văn.
Phần kết bài có quan hệ hữu cơ với phần mở bài và phần thân bài. Như đã nói, lặc biệt là giữa phần kết bài và ph;in mớ bài phái thể hiện được môi quan hệ chặt chẽ và thống nhất về mặt nội dung cũng như phong cách diễn đạt. Đó là mối liên hệ chiếu ứng giữa hai bộ phận gián cách của bài văn. Mối quan hệ này còn được gọi là mối tương quan đầu - cuối của một văn bản. Giữa hai phần này không những có sự tiếp mạch vế nội dung mà còn có chung một dáng dấp nào đó, một giọng văn tương ứng thể hiện được sự nhất trí về phong cách của người viết: mờ ra làm sao gói lại làm vậy.
Về đơn vị văn bản, cũng giống như phần mở bài, phần kết bài là một đoạn văn hoàn chỉnh. Vậy yêu cầu và phương pháp viết đoạn văn này như thế nào?
b)    Yêu cầu và phương pháp viết kết bài
-    Về mặt nội dung'. Phần kết bài kết tụ được những điểm tinh túy, cơ bản nhất của vấn đề nghị luận, bằng những nét ngắn gọn, khái quát nhất có tính nâng cao giúp người đọc nhớ cái cốt lõi và có cái nhìn tổng quát lại toàn bộ vấn đề, chốt lạ những điểm chủ yếu, khẳng định lại cách giải quyết của mình một cách chắc chắn đầy đủ ờ tầm nhìn cao hơn.
Nên để tự thán vấn đề nói lên những kết luận cần thiết. Tuy nhiên, nếu thấy cần, có thể liên hệ thực tế, rút ra những bài học (chung và riêng) đề ra phương hướng hành động thiết thực, cụ thể và sát hợp. Những bài học liên hệ phải chân thành xuất phát từ nhận thức, từ tấm lòng, từ kinh nghiệm sống của bản thân, hết sức tránh lối liên hệ gò ép, cứng nhắc, giả tạo, lên gân ồn ào hoặc sáo mòn công thức, có thể lắp vào bất kì bài văn nào.
Phần kết không nên viết dài, dễ lan man, trùng lặp với phẩn trên. Nên viết cô đọng, súc tích.
Cần phải chuẩn bị cho phần kết ngay từ khi làm dàn ý, nghĩa là phải dự kiến trước cái kết thúc của một bài viết. Tránh tình trạng viết gần xong bài, những phú cuối cùng mới nghĩ tới phần kết thúc, đầu óc đã mỏi mệt và vì thiếu suy nghĩ trước lại viết vội vàng nên ý tứ thường chung chung, hời hợt, nông cạn, có khi không ăn nhập gì với nội dung của bài, thậm chí không thành kết luận. Nội dung bài làm dù phong phú sâu sắc đến mấy mà phần kết bài viết không tốt thì cũng gây cảm giác hụt hẫng, gây khó chịu ở người đọc.
-    Về hình thức: cũng như ở phần mở bài, lời lẽ trong phần kct bài nên ngắn gọn, hết sức cô đọng, hàm súc, lời văn sáng sủa, tự nhiên. Hết sức tránh lối viết bay bướm, cầu kì, dài dòng, không gây được thiện cảm mà còn ngược lại.
c)    Cách kết bài
Có nhiều cách kết khác nhau, tùy theo dụng ý của người viết:
Tổng hợp, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần thân bài. Đây là cách kết bài để làm nhất, thường gặp trong bài làm của học sinh.
Ví dụ. Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Kết bài: Tóm lại, câu tục ngữ là một bài học: Mỗi người, mỗi việc, mỗi vậi đếu có ha mặt, nội dung lẫn hình thức. Hình thức là quan trọng nhưng nội dung mang tính chất quyết định. Hai mặt đó có khi thống nhất có khi mâu thuẫn nhưng tốt nhất là cần có sự hài hòa: vừa tốt lại vừa đẹp. Phải chăng đó cũng là mục tiêu mà mỗi chúng ta cũng như mỗi lĩnh vực hoạt động trong xã hội cần phải đấu tranh.

Xem thêm >>>  Tổng hợp đầy đủ nhất về kĩ năng trình bày luận chứng trong văn nghị luận

Trên đây là bài viết hướng dẫn viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247