Hướng dẫn Soạn văn lớp 7 - Câu đặc biệt.
Câu 1. Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh)
b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
(Nguyễn Trí Huân)
d) Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
(Trần Hoài Dương)
a) Câu rút gọn:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tỉnh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Cả ba câu này đều lược bỏ chủ ngữ).
b) Câu đặc biệt: “Ba giây ... Bổn giây ... Năm giây ... lâu quái”
(Nêu thời gian diễn ra sự việc).
c) - Câu rút gọn: “Một hồi còi” (Lược bỏ vị ngữ: một hồi còi vang lền).
- Câu đặc biệt: “Lá ơi” (gọi đáp)
- Câu rút gọn: “Hãy kể chuyện cuộc đời hạn cho tôi nghe đi!”
“Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
(Lược bỏ chủ ngữ)
Câu 2. Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?
- Ở ví dụ a, các câu rút gọn làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại từ ngữ “tinh thần yêu nước” và từ “chúng ta” đã có trong câu trước.
- Ở ví dụ b, các câu đặc biệt nhằm thông báo thời gian và làm cho việc miêu tả sinh động hơn.
- Ở ví dụ c, câu rút gọn làm cho câu gọn hơn thể hiện sự xuất hiện đột ngột của hồi còi.
- Ở ví dụ d, câu đặc biệt thể hiện lời gọi đáp. Câu rút gọn thể hiện một cách nói chuyện thân tình
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.
Đêm. Cảnh làng xóm em thật thanh bình. Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của mình, dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật, âm cúng. Ngoài đường rất ít người đi lại. Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe hai bánh rồ máy chạy qua. Gâu! Gâu! Đầu làng vang lên vài tiếng chó sủa. Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rồi. Gió. Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật.
Copyright © 2021 HOCTAP247