Lập dàn ý khái quát cho bài văn nghi luận lập luận chứng minh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. DÀN Ý KHÁI QUÁT
1.    Mở bài:
-    Có thể đặt vấn đề theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp...
-    Nếu theo cách gián tiếp thì có thể dùng thao tác diễn dịch hoặc quy nạp, so sánh...
-    Nêu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn dắt vào đề bằng một trong cái cách sau:
+ Nêu hoàn cảnh lịch sử của vấn đề cần chứng minh.
+ Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội có liên quan đến vấn đề cần chứng minh
+ Nêu tầm quan trọng (vai trò, ý nghĩa xã hội) của vấn đề cần chứng minh.
2.    Thân bài:
a)    Giải thích ngắn gọn luận đề.
b)    Chứng minh luận đề: lần lượt chứng minh từng luận điểm theo mô hình sau
(I). Luận điểm 1.
(1)    . Luận cứ 1.
• Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1:
+ Dẫn chứng I:
-    Phân tích dẫn chứng.
-    Tóm tắt và chuyển ý.
(2)    . Luận cứ 2.
Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1:
+ Dẫn chứng 1:
-    Phân tích dẫn chứng.
-    Tóm tắt và chuyển ý.
(II). Luận điểm 2.
(1)    Luận cứ 1.
Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
-    Dẫn chứng 1:
-    Dẫn chứng 2:
+ Phân tích dẫn chứng.
+ Tóm tắt và chuyển ý:
(2)    . Luận cứ 2.
Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1:
+ Dẫn chứng 1:
-    Phân tích dẫn chứng.
-    Tóm tắt và chuyên ý.
Tổng hợp những vấn đề đã chứng minh, nhân mạnh tính chặt chẽ, rõ ràng, không thể bác bỏ được.
3. Kết bài:
Có thể kết thúc vấn đề theo một trong các dạng sau:
-    Tổng hợp, tóm lược các ý chính đã nêu ở phần thân bài.
-    Nêu phương hướng áp dụng vào cuộc sống.
-    Phát triển mở rộng vấn đề.
-    Mượn ý kiến của danh nhân, của sách... đó thay lời kết của mình.
Sau đây là hai ví dụ về lập dàn trong bài văn chứng minh.

II. VÍ DỤ
Ví dụ 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Em hãy chứng minh chân lí trên:
* Lập dàn ý sơ lược:
A.    Mở bài:
-    Giới thiệu câu tục ngữ quen thuộc của nhân dân ta.
-    Nêu ý nghĩa chung của câu tục ngữ.
B.    Thân bài:
I.    Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
1.    Nghĩa đen của câu tục ngữ: có công mài sắt/ nên kim
2.    Nghĩa bóng: Có nghị lực, có cố gắng bền bỉ nhất định thu được thành công. Câu tục ngữ đề cao lòng kiên trì nhẫn nại của con người.
II.    Chứng minh câu tục ngữ trên nhiều bình diện khác nhau để làm sáng tỏ chân lí mà nhân dân ta đúc kết trong đó.
1.    Trong học tập, nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).
2.    Trong lao động sản xuất để xây dựng đất nước (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).
3.    Trong chiến đấu chống giặc để bảo vệ Tổ quốc (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).
4.    Ở trong nước, trên thế giới, chung quanh ta (dẫn chứng kết hợp với lí lẽ).
3.2.    Kết bài:
-    Ý nghĩa của câu tục ngữ
-    Bài học hành động và tu dưỡng bản thân.
Ví dụ 2: Chứng minh câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
A.    Mở bài:
-    Giới thiệu lí do trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói về đoàn kết.
-    Giới thiệu câu tục ngữ cần chứng minh.
B.    Thân bài:
I.    Giải thích ngắn gọn nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
1.    Nghĩa đen:
-    Một cây: một là số ít. Một cây là ít cây.
-    Ba cây: ba là số nhiều. Ba cây là nhiều cây.
-    Chụm lại: tập hợp lại, chụm vào nhau.
-    Nên hòn núi cao: nên là thành, trở thành..
2.    Nghĩa bóng:
Đoàn kết tạo nên sức mạnh, đoàn kết sẽ đem lại thành công lớn. Đó là một kinh nghiệm đã được đúc kết từ trong lịch sử dựng nước giữ nước và đấu tranh sinh tồn của cha ông ta.
II. Chứng minh câu tục ngữ
1. Chứng minh bằng dẫn chứng trong văn học.
-    Câu chuyện Bó đũa (đã được học ở Tiếng Việt 2, tập 1): một chiếc đũa dễ bẻ. Cả bó đũa không bẻ được.
-    Bài thơ: Hòn đá của Bác Hồ: một người không nhấc nổi hòn đá. Nhiều người mới nhấc được hòn đá.
-    Lời dạy của Bác Hồ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
2.    Chứng minh bằng dẫn chứng trong lịch sử dân tộc.
-    Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần và tiếng hò quyết đánh.
-    Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự đoàn kết của dân tộc.
-    Cách mạng tháng Tám và khối đoàn kết toàn dân.
3.    Chứng minh bằng dẫn chứng trong đời sống hiện nay.
-    Tư tưởng, quan điểm: Khép lại quá khứ, hướng về tương lai.
-    Đoàn kết xây dựng đất nước.
-        Đoàn kết tạo nên sức mạnh cho tập thể.
c. Kết bài:
-    Khẳng định ý nghĩa bài học về đoàn kết chứa trong câu tục ngữ.
-    Đoàn kết là sức mạnh, là nguồn suối yêu thương, hạnh phúc, ấm no.
-    Câu tục ngữ thắp sáng niềm tin... Niềm tự hào dân tộc.
-    Nêu suy nghĩ của bản thân: xây dựng tình đoàn kết trong gia đình,
bạn bè, lớp học...

Xem thêm >>> Tầm quan trọng của việc phân tích đề trong một bài văn nghị luận

Chúc các bạn học tập tốt! Đừng quên like và share bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé <3

Copyright © 2021 HOCTAP247