Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng việt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Sự giàu đẹp của tiếng việt trích từ phần đầu của một bài nghiên cứu dài về nhan đề Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (Đặng Thai Mai). Hãy .com tìm hiểu tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng việt

Sự giàu đẹp của tiếng việt

* Các điểm cơ bản: Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng việt
-    Về hình thức: - Một bài văn nghị luận chứng minh.
-    Câu văn rõ ràng.
-    Lập luận chặt chẽ.
-    Về nội dung: - Nhiều dẫn chứng về cấu tạo và phát triển tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) đáp ứng được niềm tự hào và tin tưởng của người Việt Nam vế tương lai của nó.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thú vị, đặc biệt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thú vị, đặc biệt

I. Theo sách giáo khoa thì Đặng Thai Mai (1902-1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lơn. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưỏng Hồ Chí Minh về Văn hóa - Nghệ thuật.
Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu dài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in vào đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II. Tác giả đã chứng minh niềm tự hào của người dân Việt về tiếng nói của mình.

II.  Mở đầu bài văn là hai câu khẳng định. Một là khẳng định niềm tự hào, và hai là niềm tin vào tương lai của tiếng Việt. Kế đến là đoạn văn được viết theo phép diễn dịch. Tác giả nêu nhận định có tính khái quát rằng:  "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".
Sau đó, tác giả giải thích “một thứ tiếng đẹp” là "thứ tiếng hài hòa về mặt âm hường, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu". Và “một thứ tiếng hay” là thứ tiếng "có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và dể thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử".
Như vậy, Đặng Thai Mai đã nêu ra hai luận điểm khá rõ ràng về tiếng Việt với câu văn nhấn mạnh vào lời giải thích: "nói thế có nghĩa là nói rằng: ...”. Từ đó, tác giả bắt đầu chứng minh từng luận điểm một. Trước hết, Đặng Thai Mai chứng minh những đặc sắc của tiếng Việt là một thứ tiếng khá đẹp. Các dẫn chứng mà ông nêu ra là những nhận xét của người nước ngoài đến và tiếp xúc với người Việt Nam. Người không hiểu được tiếng Việt thì cho rằng tiếng Việt giàu chát nhạc. Người thạo tiếng Việt như Guýt-xta-vơ Huê (Gustave Hue) thì nhận xét tiếng Việt “đẹp” và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ".

Tác giả lại viện dẫn sáu thanh điệu trong hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và so sánh chúng "như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng ...”. Thứ đến tác giả chứng minh tiếng Việt hay. Thế thì tiếng Việt có thỏa mãn được nhu cầu của xã hội trong việc trao đổi tình cảm và ý nghĩ giữa người với người chăng? Một cách khái quát, tác giả đã nhận xét rằng "tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt". Đúng vậy, nếu từ ngữ không dồi dào thì không thể diễn tả hết những gì mình muôn nói, và nếu hình thức diễn đạt nghèo nàn thì bài văn sẽ không có sức lôi cuốn người đọc, người nghe. Là người Việt, lại là nhà nghiên cứu văn học, Đặng Thai Mai nhận ra từ hoạt động thực tiễn rằng: "Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lền mỗi ngày một nhiều" bằng cách đặt ra những từ mới hoặc Việt hóa những từ, cách nói của các dấn tộc khác nhằm đáp ứng được yêu cầu diễn đạt về mọi mặt, mọi khía cạnh phức tạp trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn nghệ... Phân tích Sự giàu đẹp của tiếng việt

III.    Tóm lại, với kiến thức sâu rộng, lời vãn dễ hiểu, lập luận chặt chẽ cùng những dẫn chứng chỉ mang tính khái quát nhưng có giá trị, Đặng Thai Mai đã phân tích, chứng minh cho người đọc thây rõ hơn sự giàu đẹp của tiếng Việt. Sau khi đọc bài văn, người đọc sẽ tin tưởng hơn về giá trị của tiếng mẹ đẻ, và đồng thuận vơi tác giả rằng: "Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rỗ về sức sống của nó".

 

 

Mong rằng bài Sự giàu đẹp của tiếng việt sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt

Copyright © 2021 HOCTAP247