soạn bài: Ý nghĩa văn chương- soạn văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1.Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời. (Sách ngữ văn lớp 7)

    Theo ông Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương yêu con người và thương yêu muôn vật, muôn loài.

Câu 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

   Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ...”

   Giải thích và chứng minh ý kiến trên: “Văn chương là hình dung của sự sống”: điều này có nghĩa là trong các tác phẩm văn học người ta luôn tìm thấy những hình ảnh của cuộc sống. Ví dụ đọc bài Vượt thác của Vỗ Quảng (trích trong tác phẩm Quê Nội) ta thấy rõ cảnh con người chèo chống, lèo lái con thuyền vượt thác ghềnh hiểm trở trên sông Thu Bồn ở tinh Quảng Nam. Hình ảnh dượng Hương Thư là hình ảnh rất thực về những con người chuyôn sống bằng nghề sông nừớc vừng này và họ đd vô cùng dũng cảm, hiôn ngang vượt ỉên sự thách thức của thiên nhiên.

   Đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu ta bắt gặp chú bé giao liên hồn nhiên, vui tươi nhanh nhẹn, yêu dời đã kiên cường vượt qua mặt trận đầy lửa dạn để làm nhiệm vụ và chú đã hi sinh giữa đồng lúa quê hương. Lượm chính là “hình dung của sự sống”. Lượm là nhân vật trong thơ tiêu biểu cho hảng trăm, hàng ngàn em bé liên lạc có thật trong cuộc kháng chiến chông Pháp của chúng ta.

   Đọc đoạn thơ trích trong bài Thành phố Trường Sơn của Hữu Thỉnh ta cũng thấy rộn lên những hình ảnh của cuộc sống. Đó là cảnh sống của dân công, bộ đội, giao liên trên đường ra trận, tạm dừng lại bên dòng suối Đôi để nghỉ chân. Họ gọi đùa nơi này là thành phố:

                                "... Thành phổ ban ngày như ngủ

                                Mà chiều buông lại tấp nập lạ thường

                              Chính nơi đây hội đủ mấy tuyến đường:

                              Đoàn dân công quai gùi căng trĩu

                              Cô giao liên nét cười ngượng nghịu

                            (Bắt tay người quen má cũng đỏ bừng)

                              Anh giải phóng quân hòm đạn nặng lưng...”

                             Ngoài ra, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

   Nhà văn có vốn sống phong phú, có sự hiểu biết sâu sắc về xã hội, về con người, lại có trí tưởng tượng, sáng tạo nên đã tạo ra nhiều nhân vật nhiều cảnh đời trong tác phẩm. Những nhân vật, những cảnh đời này không giông hẳn một con người thực nào, một cảnh đời thực nào nhưng lại tập trung những nét tiêu biểu nhất của nhiều người thực của nhiều cảnh đời có thực. Do đó mà tác phẩm trở nên sâu sắc hơn, cô đọng hơn, điển hình hơn giúp cho người đọc hiểu rõ hiện thực cuộc sống hơn. Như vậy chính là tác phẩm đã sáng tạo ra sự sống.

    Ta cũng có thể nói thêm về vấn đề này: ví dụ như Tô Hoài đã rất sáng tạo khi dựng nên cuộc sông của bao nhiêu con vật bé nhỏ quanh ta: con dế mèn, con dế trũi, con châu chấu, con cào cào, con bọ dừa.. Xã hội của các con vật này cũng có nhiều nét giống với xã hội của con người. Đó cũng là một cách tạo ra sự sông trong tác phẩm văn chương.

Câu 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống" đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

   Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha như khỉ xem truyện, ngâm thơ ta có thể vui, buồn, mừng, giận với người trong truyện, trong thơ. Văn chương gây cho những tình cậ ta không có, luyện cho ta nhừng tình cảm ta sẵn có. Văn chương còn cho con người cảm nhộn được sâu sắc cái hay, cái đẹp của cảnh tượng thiên nhiên.

Câu 4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

- Nghị luận chính trị - xã hội;

- Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn

   a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận văn chương.

   b) Sự đặc sắc của bài viết Ý nghĩa văn chương là: vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh.

   Dẫn chứng: “Vốn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyệ những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vị văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.

Copyright © 2021 HOCTAP247