Sống chết mặc bay là truyện ngắn nổi bật nhất trong đời văn của nhà văn Phạm Duy Tốn - Một trong những nhà văn thành công về thể loại truyện ngắn hiện đại. Hãy .com tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Bọn quan lại vô trách nhiệm ung dung ngồi đánh bài
Câu 1: Trang 81 SGK Văn 7
Bố cục truyện ngắn được phân chia thành 3 phần:
Đoạn 1: Từ đầu đến khúc đê này hỏng mất: Tình hình vỡ đê và cảnh người dân ra sức chống con đê sắp vỡ
Đoạn 2: Tiếp đến điếu mày: Cảnh quan lại vô trách nhiệm cùng nhau ngồi đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang khổ sở trước cơn lũ
Đoạn 3: Phần còn lại: Vỡ đê à nhân dân sa vào cảnh lầm than, tình trạng thảm sầu.
Câu 2: Trang 81 SGK Văn 7
a. Hai mặt tương phản cơ bản là một bên cảnh dân chứng vật lộn với bão lũ để ngăn tình trang vỡ đê còn trái lại một bên cảnh bọn quan lại thì nhàn nhã ngồi đánh bài không quan tâm đến cuộc sống của dân chúng.
b. Sự tương phản ấy được thể hiện rõ qua:
+ Cảnh người dân hộ đê thì căng thẳng, nhốn nháo: Gần một giờ đêm, mưa tầm tã, nước sông lên cao, nhân dẫn vẫn bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, người ai cũng đã mệt lử => Người dân khổ cực chống chọi với thảm cảnh bão lũ
+ Cảnh quan lại nhàn nhã, ung dung: Trong đình quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, tĩnh mịch quây đánh tổ tôm => Quan lại tắc trách, vô trách nhiệm, không chăm lo cho đời sống nhân dân.
c. Qua sự tương phản đối lập trên, hình ảnh viên quan hộ đê được khắc họa rõ nét:
+ Đồ dùng xa hoa, sang trọng: Ống thuộc bạc, đồng hồ vàng
+ Tư thế ung dung, ngồi nhàn nhã
+ Dùng đồ ngon, được người hầu túc trực, ăn uống toàn cao lương mĩ vị
+ Không màng chuyện nhân dân đang lấy mình ra để ngăn chặn đê vỡ, thậm chí còn khó chịu, đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
d. Tác giả dựng lên sự đối lập đó nhằm:
+ So sánh sự đối lập giữa dân chúng và bọn quan lại để tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam của quan lại đồng thời tăng thêm sự khổ cực, bi thảm của tầng lớp dân nghèo. Cảnh người dân khổ sở, oằn mình với bão lũ và cảnh quan lại ung dung đánh bài đã thể hiện rõ điều đó.
Câu 3: Trang 81 SGK Văn 7
a. Phép tăng cấp được thể hiện trong miêu tả người dân hộ đê: Mưa mỗi lúc một nhiều...Mưa tầm tã...Mực nước mỗi lúc một cao...Nước sông dâng lên to quá...Sức người mỗi lúc một yếu....Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần
b. Sự tăng cấp thể hiện trong miêu tả bọn quan lại nhàn nhạ, sa hoa ngồi ung dung đánh bài: Mê bài bạc đến vứt bỏ trách nhiệm...Sung sướng vì ù được ván bài to trong khi dưới chân đê đã vỡ.
c. Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã vạch rõ được bản chất lòng lang dạ thú của bọn quan lại, thói ăn chơi, vô trách nhiệm, tắc trách của quan hộ dê. Đồng thời tăng khả năng tố cáo, phê phán bọn quan lại mất nhân cách.
Câu 4: Trang 81 SGK Văn 7
+ Giá trị hiện thực trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là phản ánh bộ mặt thật của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là bọn quan lại với thối vô trách nhiệm, chỉ ham mê cờ bạc, không lo cho cuộc sống nhân dân
+ Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là cảm thông trước sự khốn khổ, khổ sờ của tầng lớp nhân dân trước cuộc sống lầm than. Đồng thời lên án, phê phán thái độ vô trách nhiệm đến mức độc ác của bọn quan lại
+ Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng linh hoạt biện pháp tương phản và tằng cấp nhằm bộc lộ được một hiện tượng đáng xấu hổ của xã hội, qua đó nêu rõ được giá trị hiện thức cũng như giá trị nhân đạo.
Mong rằng bài viết Sống chết mặc bay sẽ giúp ích cho các bạn trong môn Ngữ văn 7. Chúc các bạn học tốt !!!
Copyright © 2021 HOCTAP247