Câu 1. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đx sử dụng phép liệt ke nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.
Phép liệt kê trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' thể hiện ở các câu sau đây:
- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (tăng tiến theo thời gian).
- Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến... cho đến những đồng bào điền chủ quyền đất ruộng cho chính phủ (liệt kê theo từng cặp).
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lánh đạo... (liệt kê không theo cặp).
Câu 2. Tìm phép liệt kê trong các đọa trích sau đây:
a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đưởng, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!
(Nguyễn Ái Quốc)
b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)
Phép tiệt kê trong đoạn văn đă cho:
a) - ... cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cừa tiệm (tâng tiến theo hướng từ ngoài vào trong).
- Những cu li kéo xe tay..., những quả dưa hấu bổ phanh...; những xâu lạp xưởng lủng lẳng...; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua... (liệt kê không theo cặp, không theo hướng tăng tiến).
b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lừa nung.
Câu 3. Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
a) Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
b) Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học.
c) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
a) Tả một số hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.
Khi tiếng chuông báo hết giờ học vang lên, học sinh các lớp ùa ra săn chơi như ong đàn vỡ tổ. Sân trường đang yên tĩnh, vắng lặng bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, đánh cầu lông, bịt mắt bắt dế.
b) Trình bày nội dung truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:
Trong truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã tưởng tượng ra một cuộc chạm trán lí thú giữa Va-ren, toàn quyền Đông Dương một tên phản bội các bạn chiến đấu của mình, một kề ruồng bỏ giai cấp và lí tưởng đẹp đẽ của mình, một tên thực dân cảo già, một viên quan cai trị xảo trá, nhiều mánh lới với nhà yêu nước Pl\an Bội Châu, một người đã hi sinh mọi quyền lợi của bản thân, một người có ỷ chí gang thép không nề gian khổ tù đầy, một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, một đấng xả thân vì độc lập dân tộc.
Những lời lẽ của Va-ren đã không dụ dỗ mua chuộc được Phan Bội Châu. Hắn đã bị Phan Bội Châu cười và nhổ vào mặt.
c) Nói lên những cảm xúc về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện trên: Đọc truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, chúng ta thấy thực sự kính yêu, cảm phục, tự hào về người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu kiên cường, dũng cảm, hiên ngang, bất khuất.
Copyright © 2021 HOCTAP247