Câu 1. Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng đề làm gì?
a) - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra!
(Phạm Duy Tốn)
b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bào nhau chứ sao lại...
(Đào Vũ)
c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.
(Nam Cao)
a) - Trong dẫn chứng a, dấu chấm lửng đặt sau lời: - “Dạ, bẩm...” thể hiện sự ngập ngừng pha với sự sợ hãi của người nói.
b) - Trong dẫn chứng b, dấu chấm lửng đặt ở cuối câu thể hiện lời nói bỏ dở vì không tiện nói hết.
c) - Trong dẫn chứng c, dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng khác nữa chưa liệt kê hết.
Câu 2. Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
(Thép Mới)
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.
(Đào Vũ)
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
(Hoài Thanh)
a) - Trong dẫn chứng a, dấu chấm phẩy dùng để phân cách hai vế cấu trong câu ghép.
b) - Trong dẫn chúng b, dấu chấm phẩy dừng để phân cách hai vế câu trong câu ghép.
c) - Trong dẫn chứng c, dấu chấm phẩy dùng để phân cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Câu 3. Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:
a) Có câu dùng dấu chấm lửng.
b) Có câu dùng dấu chấm phẩy.
Trăng đã lên. Ánh trăng bàng bạc tỏa xuống làm mặt sông Hương thêm rộng hơn, thơ mộng hơn. Thuyền từ từ lướt đi nhờ sức đẩy êm nhẹ của mái chèo. Tiếng nhạc dìu dặt nổi lên và lan xa trên mặt nước. Đó là tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, nhị, sáo... hòa vào nhau réo rắt, du dương. Rồi tiếng hát của các nữ ca sĩ trẻ cất lên: điệu lí hoài nam nghe vời vợi nhớ thương; điệu lý ngựa ô nghe rộn ràng tiếng vố câu; điệu hò Huế nghe xa vời sâu lắng một nỗi niềm non nước...
Copyright © 2021 HOCTAP247