Kiểm tra phần Văn-soạn văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca đó.

                                                                Bài tham khảo

    Đọc ca dao, dân ca, không mấy ai không biết bài:

                                        Cày đồng đang buổi ban trưa

                                Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

                                       Ai ơi bưng bát cơm đầy

                             Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

    Đây là bài ca dao nói về nỗi vất cả gian lao của những người nông dân làm việc trên đồng ruộng. Ban trưa là lúc mặt trời đứng bóng, ánh nắng chiếu thẳng xuống làm cho nhiệt độ trong ngày lên tới điểm cao nhất. Giữa lúc rất nóng nực ấy, người nông dân vẫn phải lầm lũi cày trên ruộng nên mồ hôi cứ tuôn ra. Đúng vậy, phải là mồ hôi tuôn chảy thành dòng trên lưng, trên ngực thì mới có thể thánh thót nhỏ thành từng giọt xuông mặt đất. Hình ảnh unhư mưa”, vừa là so sánh vừa là ngoa dụ đã nói lên một cách thật cụ thể thế nào là đổ công đổ sức vào công việc nặng nhọc để làm ra hạt thóc óng vàng.

    Vì thế bài ca dao cũng nhắc nhở chúng ta đừng có bao giờ quên đi nỗi nhọc nhằn của người làm ra lúa gạo:

                                             Ai ơi bưng bát cơm đầy

                                   Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

    Bưng bát cơm đầy chính là hưởng thụ thành quả lao động. Một bát cơm đầy có vài trám hạt cơm tráng dẻo nhưng chỉ một hạt thôi đâ phải đối bằng muôn phần cay đắng nắng mưa.

    Hai hình ảnh đối lập nhau ở câu cuối đã ỉàm lẽn cái giá trị của sức lao động với một tình cảm vô cùng biết ơn và trân trọng.

Câu 2.  Chọn chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó. 

                                                           Bài tham khảo

    Các em có thể chép lại bài Qua đèo Ngang của Đà Huyện Thanh Quan và nêu những giá trị chủ yếu về nội dung, nghệ thuật của bài thơ như sau: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ căy chen đá, lá chen hoa,

    Câu một chủ yếu giới thiệu cái thời điểm tới Đèo Ngang: thời điểm đó là lúc ubóng xế tà”. “Bóng xế tà” là nói lúc mặt trời đã ngả nhiều 'về phía tây, trời đã về chiều, ngày sắp hết. Vào thời điểm này mà một người phụ nữ bước chân lên Đèo Ngang thật dễ cảm thấy lòng mình trống trải.

   Cây cỏ đây có vẻ xanh tươi, rậm rạp: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Từ chen được dùng tới hai lần để nói tới sự sống vẫn cứ vươn lên tại nơi vắng vẻ này. Tuy nhiên sự chen lấn giữa hoa lá và đá vẫn chĩ là một sự xanh tươi, rậm rạp, hoang vu, cũng rất dễ gợi nỗi buồn trong lòng người.

   Hai câu thực (đôi nhau):

                                           Lom khom dưới núi tiều vài chú

                                           Lác đác bèn sông chợ mấy nhà.

    Câu này tiếp tục tả cảnh. Cảnh đây đã có thêm con người và những nét sinh hoạt của con người. Tuy nhiên con số vài chú tiều phu đôn củi, và mẩy cái quán, cái nhà chợ chỉ như càng làm tâng thêm sự vắng vẻ tại nơi này. Hình ảnh con người lom khom dưới núi, hình ảnh mấy ngôi nhà lác đác bên bờ sông có cái vẻ nhỏ bé, tội nghiệp giữa chốn núi đèo lớn lao hùng vĩ. Ta cũng cần chú ý đến cách đảo ngữ trong câu: các từ láy lom khom, lác đác được dùng làm động từ trong câu lại đặt trước chủ ngữ là tiều vài chú, chợ mấy nhà (ngay trong hai chủ ngữ cũng có hiện tượng đảo ngữ: tiều vài chú, chợ mấy nhà). Sự đảo ngữ này nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu lom khom của con người và sự thưa thớt của nhà cửa nơi đây.

   Hai câu luận (đối nhau):

                                              Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

                                             Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

   Trong cảnh đèo bây giờ lại vang lên tiếng chim kêu, nhưng không phải tiếng chim ríu rít, tươi vui mà là tiếng chim quốc, chim đa đa nghe khắc khoải đau lòng, gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà. Những âm thanh này càng làm cho cảnh đèo thêm buồn bã u hoài.

   Trong hai câu này cũng có hiện tượng đảo vị ngữ lên trước chủ ngừ, lại thêm cách chơi chữ (quốc là nước, gia là nhà) để nói lên thật rõ tâm trạng của tác giả. Nỗi đau lòng nhớ nước của con chim quốc, nỗi rầu ri thương nhà của con chim gia gia (đa đa) cùng là cái tâm sự u hoài của bà trước thế sự dổi thay.

   Hai câu kết:

                                            Dừng chân đứng lại trời non nước

                                           Một mảnh tình riêng ta với ta,

   Tác giả, người khách lữ hành lúc này đã lên tới đinh đèo, dừng chân lại ngắm cảnh trời mây non nước và cảm thấy thương nhớ bâng khuâng, nhưng tâm sự này biết ngỏ cùng ai vì chỉ có “ta với ta”, tự lòng mình biết rõ lòng mình. Trong tâm trạng buồn bã của bà có thêm sự cô đơn.

   Như vậy, Bà Huyện Thanh Quan đã cảm nhận cảnh Đèo Ngang bằng cái cách nhìn và cách nghĩ riêng phù hợp với tâm trạng chứa chan những cảm xúc u hoài của bà. Có thể nói, bà đã mượn cảnh mà gửi lòng mình vào đó.

Câu 3. Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

                                                        Bài tham khảo

                                                  Phi lưu trực há tam thiên xích

                                                  Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

    Đó là hai cây sau trong bài thơ tứ tuyệt Vọng lư sơn bộc bổ của Lí Bạch. Đầu đề bài thơ có nghĩa là Xa ngắm thác núi Lư và hai câu thơ trên được dịch là:

                                          Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

                                          Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

    Hai câu sau cùng của bài thơ này đã làm ta khâm phục cách miêu tả thiên nhiên của nhà thơ: các từ “tam thiên xích” (ba nghìn thước) nói tới một độ cao đáng sợ, cao dường như chạm tới trời xanh. Các từ "phi lưu" (chảy như bay) nói được sức mạnh của dòng nước đang tuôn xuống thật là ghê gớm, khiến cho nhà thơ tưởng như dòng sông Ngân đang rớt xuống từ chín tầng mây. Sự tướng tượng này cũng hùng vĩ, bay bổng khác thường.

    Hai câu thơ đã miêu tả được vẻ đẹp kì lạ, hùng vĩ của một cảnh quan thiên nhiên mĩ lệ. Con người đứng trước thiên nhiên nhưng không hề choáng ngợp trước vẻ lớn lao của nó mà bình tĩnh thưởng ngoạn vẻ đẹp của nó như đang xem một bức tranh hoành tráng do bàn tay thần diệu của tạo hóa đã làm ra.

Câu 4. Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Bác?

   Hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong thơ Bác Hồ:

    - Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

                                                       (Bài Cảnh khuya)

    - Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

     (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

                                                         (Bài Nguyên tiêu)

   Nhận xét:

    Câu thứ nhất tả cảnh ánh trăng trong mát dang tuôn tràn trên cây, trên hoa. Trong cảnh có nét hùng vĩ của cổ thụ, có nét nhỏ bé thanh tú của hoa nở vào ban đêm. Và tất cả đều tràn ngập ánh trăng. Đúng là một cảnh đẹp nên thơ.

    Câu thứ hai tả cảnh ánh trảng tràn ngập cả khoang thuyền giữa một vùng sông nước bao la phảng phất làn khói vương trên một sông. Cảnh này cũng thật đẹp, dễ quyến rũ hồn người.

    Qua hình ảnh trăng, ta thấy tâm hồn của Bác đích thực là tâm hồn của một thi nhân. Ngay trong những lúc phải lo toan trăm công nghìn việc trọng đại của quốc gia, Người vẫn có những phút thanh nhàn thư thái thưởng ngoạn vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên và viết ra những câu thơ tuyệt mĩ.

Câu 5. Em cản nhận được gì về tình cảm quê hương, đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi.

    Qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi ta thấy tình cảm quê hương đất nước của tác giả Vũ Bằng thật là thiết tha sâu lắng. Tình yêu đó đã ăn sâu vào trong máu thịt của ông, ăn sâu vào trong tâm hồn ông khiến ông luôn day dứt vậ Hà Nội quê hương với bao kỉ niệm đẹp đẽ, êm đềm.

Câu 6. Chọn chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.

   - Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.

    Câu này bày tỏ một thái độ thật rõ ràng, dứt khoát về vấn đề lao động: có làm thì mới có ăn, không chịu làm gì cả thì cũng chẳng có gì để đưa vào miệng.

   -              Cha mẹ nuôi con bằng trời, bằng bể

                  Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.

   Câu này nêu lên một thực trạng trong xã hội: cha mẹ nuôi con dù là tốn bao nhiêu công sức vẫn chẳng kể lể suy bì vì đối với con cái cha mẹ luôn có tấm lòng thương mến, bao dung như trời, như bể. Nhưng rất nhiều người con, khi nuôi cha mẹ đã già yếu thì so đo, tính toán, sợ tốn kém và thường kể công khiến cha mẹ rất buồn lòng.

   Câu ca dao có ý phê phán những người con không có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Câu 7. Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở Bài 20, 21, 23.

   Luận điểm:

   - Ở bài 20: Bài Tinh thần yếu nước của nhân dân ta có luận điểm chính: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

  - Ở bài 21: Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt có luận điểm chính: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.

   - Ở bài 23: Bài Đức tính giản dị cứa Bác Hồ cổ luận điểm chính: “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.

Câu 8. Dùng một vài dẫn chứng trong tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

   + “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” (Hoài Thanh).

   - Chứng minh: Ta chưa hề bước tới Đèo Ngang bao giờ, ấy vậy mà khi đọc bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng hình dung ra một cảnh đường đèo nằm vắt ngang dãy núi. Tuy hai bên đường đèo cũng có “lá chen hoa” nhưng vẫn chỉ là một sự rậm rạp hoang vu. Bên nét đó là hình ảnh:

                                            "Lom khom dưới núi tiều vài chú

                                             Lác đác hèn sông chợ mấy nhà”

càng làm tăng thêm sự hoang vắng. Lại còn tiếng chim sao mà khắc khoải, sao mà đau lòng. Tất cả những nét đó đã cùng quy tụ lại ở vùng đèo khiến cho cảnh trời, non nước ở nơi đây thêm trống vắng và khiến cho người qua đèo thêm buồn bã cô đơn. Sự buồn bã cô đơn ấy truyền lan sang cả lòng ta khi thì thầm đọc câu thơ:

                                         “Dừng chân đứng lại trời non nước

                                          Một mảnh tình riêng ta với ta”

  + “Văn chương luyện những tình cảm sẵn có”

   - Chứng minh: Tôi luôn quấn quít bên mẹ tôi. Có lẽ lòng yêu thương cha mẹ đã có ở trong tôi khi tôi mới biết bú dòng sữa ngọt của mẹ và tình yêu đó càng nảy nở khi cha tôi dắt tôi tập đi, khi mẹ tôi dạy tôi tập nói. Nhưng tôi cũng ít khi suy nghĩ xem tình yêu cha mẹ sâu sắc tới độ nào. Chỉ khi tôi được nghe câu thơ:

                                                         “Mồ côi khổ lắm ai ơi

                                            Đói cơm, rách áo ai người chầm lo?”

tôi mới nhận ra rằng: trên đời này còn có bao nhiêu là bạn cùng lứa tuổi với tôi sống không cha, không mẹ. Họ thật thiếu thốn và đau khổ biết dường nào. Còn tôi, ngày ngày luôn được cha mẹ quan tâm, chăm sóc. Thật hạnh phúc biết bao. Chính vì nhận ra điều đó mà tôi càng yêu cha quý mẹ. Xin cảm ơn người đã đặt ra câu trên với một tình cảm thật thiết tha sâu lắng.

Câu 9. Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

    - Nghệ thuật tương phản là tạo ra những hành dộng, cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng của một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

   - Thủ pháp nghệ thuật tương phản trong truyện Sống chết mặc bay.

   - Tác giả dựng lên hai cảnh tượng đối lập nhau: một bên là cảnh hàng nghìn dân phu gội gió, tắm mưa, lản lộn trong bùn đất, bụng đói, cật rét để giữ đê, chống chọi với thiên tai; một bên là quan phụ mẫu chễm chệ ngồi trên sập trong đình, đèn đuốc sáng trưng, kẻ hầu người hạ rộn ràng để chơi bài.

   - Tốc giả dựng lên hai tâm trạng đối lập: một bên là nỗi lo dê vỡ của hàng nghìn con người, một bên là niềm vui thắng bạc của quan.

   - Cảnh tương phản cuối cùng là cảnh quan phụ mẫu nở nụ cười rạng rỡ khi hạ bài ù ván lớn và cảnh đê vở ruộng ngập, nhà trôi, người chết, kẻ sống không nơi nương tựa, bơ vơ chiếu đất, màn trời...

   - Tác dụng của phép tương phản ở đây là làm nổi bật lên tình cảnh thê thảm, bỉ đát của nhân dân trong cảnh 8ống nô lệ lầm than thời Pháp thuộc và sự vô lương tâm, vô trách nhiệm, sự tàn ác, nhẫn tâm của bọn quan lại, tay sai của Pháp. 

Câu 10. Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

   Trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ và như muốn nói điều này với tên Va-ren: ulời lẽ của mi, một tên phản hội làm rác tai ta, ta chẳng thèm nghe!”.

Câu 11. Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?

   Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng ta thấy thành ngữ “Oan Thị Kính” có ý nghĩa đố là nỗi oan tiêu biểu điển hình mà người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến nhiều ràng buộc, nhiều bất công, nhiều lễ giáo khắt khe, phải chịu đựng. 

Copyright © 2021 HOCTAP247